Thực hư tác dụng chữa bệnh của cây nở ngày đất
Cây hoa nở ngày đất là cây gì?
Theo sách cây cỏ có ích ở Việt Nam (tập 1) của tác giả Võ Văn Chi, cây nở ngày đất hay còn gọi là cây cúc bách nhật đất, tên khoa học Gompherena celosioides Mart, họ Rau dền Amaranthaceae.
Cây nở ngày đất mọc ở đâu? Cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt nhiều ở dọc ven biển miền Trung, thời gian sinh trưởng khoảng 1 – 2 tháng và mọc quanh năm.
Cách nhận biết cây nở ngày đất: Thân cao khoảng 25cm, lúc còn non có lông, khi già sẽ mất hết lông nhẵn, thân phân nhiều nhánh. Lá có cuống ngắn, mọc đối, phiến lá hình bầu dục hẹp, dài 2 - 6cm, rộng khoảng 2cm, mặt dưới lá có đầy lông. Cụm hoa là bông hình trụ mang nhiều hoa nhỏ, màu trắng. Hoa có 5 lá đài, 5 nhị, dính thành ống, bầu hình trứng, quả hạt chứa nhiều hạt màu nâu.
Ngoài ra còn có cây cúc bách nhật cũng thuộc họ với cây nở ngày đất, tuy nhiên cây này có thân cao hơn 50cm, phía trên có phân nhánh, hoa có màu tím nhạt hay đỏ thường được dùng để trồng làm cảnh.
Hiện nay, trên nhiều tuyến đường TP.HCM chúng ta dễ bắt gặp các xe bán dạo cây nở ngày đất, bao gồm cả tươi và khô. Trên các diễn đàn, facebook, website mua bán cũng giới thiệu cây nở ngày đất có tác dụng chữa bách bệnh như gout, đái tháo đường, trị cảm cúm... Giá cây khô dao động từ 150.000 đồng - 200.000 đồng/kg.
Cây nở ngày đất có trị được bệnh?
Cây nở ngày đất có tác dụng gì trong điều trị bệnh là thắc mắc của nhiều người sử dụng. Một số người dân chỉ nghe theo lời giới thiệu của người bán hoặc kinh nghiệm sử dụng của người khác mà mua về sử dụng theo.
Các tài liệu đông y và trong danh mục dược liệu của Bộ Y tế ban hành không đề cập đến loại cây nở ngày đất. Tác dụng trị bệnh của loại cây này chỉ là kinh nghiệm theo dân gian và lời đồn thổi từ người này sang người khác.
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường sử dụng cây nở ngày đất khô để chữa bệnh vì trong thành phần cây tươi có chứa phân tử nitơ hoá lỏng không tốt cho cơ thể, còn trong cây khô thì thành phần này gần như không còn.
Một số bài thuốc dân gian có ghi nhận tác dụng chữa bệnh của cây thuốc hoa nở ngày đất:
- Trị cảm cúm, tiêu độc: Sử dụng phần lá, thân và rễ đã rửa sạch sắc với 1 lít nước uống sau ăn.
- Trị huyết áp cao, tim mạch, giảm cholestorol trong máu: Dùng 50gram toàn cây nở ngày đất đun với 1 lít nước uống sau mỗi bữa ăn.
Cây nở ngày đất có trị được bệnh gout và đái tháo đường?
Thông tin cây nở ngày đất trị được bệnh gout và bệnh đái tháo đường là chưa có cơ sở khoa học chứng minh.
Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân.
Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Chúng tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.
Một khi đã mắc bệnh gout, cơn gout cấp sẽ xảy ra sớm hoặc muộn dù bạn có dùng hay không dùng thuốc. Mục tiêu trong điều trị bệnh gout chính là giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn khi bị cơn gout cấp tấn công, giúp khoảng cách giữa các cơn gout dài ra, ngăn ngừa các cơn tấn công khác và tránh sự hình thành của sạn thận và khối u dưới da quanh khớp bị gout.
Quá trình điều trị thành công có thể giúp làm giảm các khó chịu do triệu chứng gout gây ra cũng như giảm mức độ phá hủy về lâu dài ở những khớp xương bị gout.
Hiện nay mọi người truyền tai nhau cách sử dụng cây nở ngày đất khô (100g) sắc với 1,5 lít nước, sắc còn 500ml nước và sử dụng hằng ngày để điều trị bệnh gout.
Do chưa có tài liệu nghiên cứu chắc chắn nên chưa thể nói là cây nở ngày đất điều trị khỏi hẳn bệnh gout. Nếu chúng ta tin dùng mà loại bỏ các phương pháp điều trị hiện đại thì chẳng những không chữa khỏi bệnh mà còn làm bùng phát cơn gout cấp dày hơn, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường): Tuyến tụy bị hư hỏng hoàn toàn hay bị suy yếu không sản xuất hay sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa đường. Do đó đường không đi đến cơ, đến não sinh, năng lượng cho lao động chân tay trí óc mà ứ lại trong máu, làm cho đường đường huyết (đường trong máu) tăng cao hơn mức sinh lý bình thường.
Chữa bệnh đái tháo đường là kết hợp việc dùng thuốc, chế độ ăn, chế độ lao động luyện tập thích hợp để giữ mức đường huyết ở mức bình thường. Người bị bệnh đái tháo đường phải tuân thủ quy định uống thuốc đái tháo đường để kiểm soát đường huyết tốt, làm bệnh tiến triển chậm.
Nếu lượng đường huyết tăng cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó nặng nhất là hôn mê và tử vong.
Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường nhập viện cấp cứu vì dùng thuốc nam bừa bãi. Do đó, người bệnh không nên dựa vào lời đồn thổi, lời mách bảo của những người không có chuyên môn mà tuỳ tiện sử dụng vì tai biến có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu như không có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sỹ.
Tác dụng phụ khi dùng cây nở ngày đất
Y học thế giới đã ghi nhận dịch chiết nước và cồn của cây nở ngày đất có tác dụng kháng khuẩn trên 3 chủng vi khuẩn là Escherichia coli, Pseudomonas aeroginosa và Staphylococcus aureus, một số chủng nấm và diệt giun sán.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loài cây này có những độc tố cho các loại gia súc và người. Nếu người ăn nhiều sẽ có dấu hiệu ngộ độc thường là run cơ, choáng váng, mất phương hướng nhận định, trầm cảm, sợ ánh sáng, người trở nên suy sụp tinh thần và dễ tử vong.
Theo nghiên cứu, cây nở ngày đất là cây thuộc nhóm thanh nhiệt, giải độc nên khi sử dụng cần đúng liều lượng.
Phụ nữ có thai và cho con bú tuyệt đối không sử dụng cây nở ngày đất.
Không có cây thuốc nam nào có thể điều trị khỏi bệnh mà chỉ có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh, người bệnh cần phải tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, kèm theo đó là sử dụng các bài thuốc dân gian đã được các tài liệu Đông y ghi nhận và nghiên cứu hiện đại thừa nhận.
Cây nở ngày đất là loại cây có thể chữa được một số bệnh. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào chứng nhận loại cây này có thể điều trị riêng cho hai bệnh gout và đái tháo đường. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng, cần chữa đúng bệnh đúng thuốc, không gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”