Nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, mồ hôi bài tiết nhiều hơn, nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể mất nước sẽ khiến máu lưu thông kém. Yếu tố này kết hợp với bệnh nền hay các vấn đề sức khỏe sẵn có như tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì... làm tăng nguy cơ sốc nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây ra những tổn thương cho não và các cơ quan quan trọng khác; thậm chí đe dọa tính mạng.

Ảnh minh họa: Internet

Khi bị sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng, người bệnh sẽ có những biểu hiện ban đầu điển hình như: mặt đỏ, môi, da khô, mạch nhanh, thở nhanh, đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, hoa mắt, khó thở, thở gấp,… Sau đó có thể xuất hiện tình trạng trụy mạch, sốt cao (từ 39-40 độ C), hôn mê…

Đối tượng có nguy cơ sốc nhiệt (say nắng):

- Người lớn tuổi, trẻ nhỏ

- Người vận động mạnh, liên tục hoặc người làm việc lâu dưới trời nắng gắt

- Người mắc bệnh mạn tính như suy tim, suy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

- Người có lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, uống ít nước,...

Khi phát hiện người bị sốc nhiệt (say nắng) do nắng nóng phải gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đồng thời cần làm mát, hạ thân nhiệt cho người bệnh bằng cách:

Ảnh minh họa: Internet

- Bỏ bớt quần áo, quạt mát, lau toàn thân người bằng nước mát

- Chườm nước đá vào các vùng bẹn, nách, những vị trí có nhiều mạch máu gần với da, khi được làm mát có thể nhanh chóng làm giảm thân nhiệt…

Phòng ngừa sốc nhiệt (say nắng) mùa nắng nóng:

- Hạn chế ở lâu ngoài trời nắng. Đặc biệt, thời điểm 12 – 16 giờ là nhiệt độ cao nhất trong ngày, do vậy không lao động ngoài trời ở khoảng thời gian này.

- Không tắm nước lạnh ngay khi vừa đi nắng về

- Uống nhiều nước, bổ sung nước ép trái cây, Hạn chế bia rượu, thuốc lá

Theo BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ NỘI