Hiện nay, có rất nhiều người đang mắc phải sai lần khi đi vệ sinh như đi tiểu khi không buồn, đi tiểu khi tắm, vừa đi vệ sinh vừa làm việc riêng,… Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn làm giảm tuổi thọ của con người.

Nếu đi vệ sinh sai cách trong thời gian dài, tuổi thọ của bạn có thể bị giảm.

Đi tiểu khi tắm

Khi đi tắm, nhiều người thường có thói quen đi tiểu ngay dưới vòi hoa sen. Tuy nhiên, hành vi này sẽ dần hình thành phản xạ có điều kiện về việc tiểu tiện mỗi khi có tiếng nước chảy. Lâu ngày, hành vi này có thể góp phần thúc đẩy chứng tiểu tiện không kiểm soát hoặc rò rỉ nước tiểu khi muốn đi vệ sinh đối với những người bị rối loạn chức năng sàn chậu.

Rặn để đi tiểu

Trong một số trường hợp, bạn cố rặn mạnh với mong muốn đi tiểu nhanh hơn cũng như để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, hành động này nếu lặp lại thường xuyên sẽ không tốt. Bởi vì, cơ sàn chậu - một nhóm các cơ và dây chằng chống chịu bàng quang, ruột - của bạn trở nên yếu đi. Đây là nguyên nhân chính gây ra chứng rối rối loạn tiểu tiện, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bạn chỉ nên đi vệ sinh khi bản thân cảm giác buồn đi vệ sinh

Hạn chế uống nước để ít đi vệ sinh

Khi không có nhiều thời gian, nhiều người thường hạn chế uống nước để ít phải đi vệ sinh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn uống ít nước các chất độc hại sẽ lưu lại trong hệ thống tiết niệu ngày một dày lên và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm dẫn đến ung thư bàng quang. Nếu muốn đi vệ sinh ít hơn, bạn có thể giảm đi lượng nước uống trong từng lần thay vì uống nhanh, uống nhiều cùng một lúc.

Đi tiểu dự phòng

Nhiều người lo lắng "ra ngoài chưa chắc tìm được nhà vệ sinh" nên thường đi vệ sinh trước khi rời khỏi nhà. Mặc dù, cơ thể không hề muốn đi vệ sinh. Trên thực tế, nếu hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ khiến bạn cảm thấy buồn đi vệ sinh dù bàng quang không đầy và có thể gây nên tình trạng tiểu không kiểm soát.

Ngồi toilet không đúng tư thế

Khi đi vệ sinh, nếu ngón chân bạn không thể chạm đất có thể khiến việc tiểu tiện hay đại tiện trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp này, bạn nên đặt một vật gì đó dưới chân, ví dụ như một chiếc ghế nhỏ, để chân có chỗ dựa thoải mái nhất.

Tư thế lý tưởng nhất khi đi toilet là đầu gối phải cao hơn hông và nên nghiêng người về phía trước để đưa vai cũng như đầu gối lại gần với nhau, tạo thành một góc 35 độ giữa phần thân trên và chân. Góc nghiêng này sẽ giúp ruột kết được giữ thẳng, chất thải dễ dàng đi ra ngoài hơn.