Phụ Nữ Sức Khỏe

'Xin sữa mẹ cho con - chớ xin bệnh về': Bác sĩ cảnh báo nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh

Việc xin - cho sữa mẹ tràn lan trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Trên các hội nhóm mạng xã hội, việc xin cho sữa mẹ diễn ra khá phổ biến, bác sĩ cảnh báo việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Cụ thể, dẫn tin từ VTC News, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu người cho sữa mắc phải các bệnh nguy hiểm như HIV, viêm gan B, bệnh do siêu vi trùng thì trẻ uống sữa có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

Ảnh minh họa: Internet

Tốt nhất nên xin sữa mẹ của người quen biết, hay biết rõ tình trạng sức khỏe, đảm bảo người đó không nhiễm các bệnh có thể lây cho trẻ qua đường sữa mẹ. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý quá trình vắt sữa, sữa ở giai đoạn nào của bà mẹ, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ đó, quá trình bảo quản sữa có đúng cách không.

Sữa mẹ có thể bảo quản nhiệt độ phòng hoặc tủ lạnh. Thời gian bảo quản sữa tối đa sau khi lấy ra khỏi cơ thể mẹ tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường bảo quản. Nói chung, nhiệt độ bảo quản càng thấp, thời gian bảo quản cho phép càng dài.

Thời gian bảo quản có thể là 4 giờ nếu ở nhiệt độ 80 độ F (tương đương 27 độ C), hoặc 10 giờ nếu ở nhiệt độ 70 độ F (tương đương 21 độ C), hoặc 24 giờ nếu ở nhiệt độ 60 độ F (tương đương 16 độ C).

Nếu bảo quản trong tủ lạnh, thời gian cho phép có thể kéo dài hơn trong 5 ngày ở nhiệt độ 4 độ C (vùng ngoài ngăn đá tủ lạnh) hoặc 2 tuần nếu để trong ngăn đá tủ lạnh.

Các bà mẹ có thể làm ấm sữa bằng cách ngâm bình sữa trong một chén nước ấm, không được sử dụng nước sôi hoặc lò vi sóng. Hiện một số bệnh viện xây dựng ngân hàng sữa mẹ nhưng ngân hàng sữa này đều phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Bà mẹ muốn tặng sữa cho ngân hàng cần được sàng lọc loại bỏ nguy cơ bệnh truyền nhiễm và các vấn đề khác.

Một số trường hợp mẹ không thể cho con bú thì vẫn có thể cho con dùng sữa công thức, việc dùng sữa công thức đúng độ tuổi là an toàn cho trẻ. Các bà mẹ không nên vì không có sữa của mình mà tìm kiếm nguồn sữa mẹ khác từ trên mạng, các hội nhóm không rõ nguồn gốc.  

Trước đó, dẫn tin từ báo Phụ nữ Việt Nam, một tài khoản mạng xã hội chia sẻ nội dung như sau: "Cùng khoa con em có trường hợp bé 2 tuổi bị HIV. Bố mẹ bình thường không làm sao. Nguyên nhân bảo là xin sữa mẹ lung tung cho con uống. Nghe xong mà choáng váng. Tốt hơn hết là không có sữa mẹ thì sữa ngoài đi mọi người. Em nghe mà sốc ngang sốc thật sự".

Thông tin hiện khiến nhiều mẹ bỉm sữa vô cùng lo lắng. Nhất là những người đã, đang cho con ăn sữa mẹ thông qua nguồn sữa đi xin từ bên ngoài.

ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến (Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản một bệnh viện tại Hà Nội) đã lên tiếng chia sẻ một số vấn đề liên quan.

trẻ uống sữa mẹ qua nguồn xin từ bên ngoài có rủi ro nhiễm HIV. Khi người mẹ bị nhiễm HIV thì lúc sinh con, qua nhau thai, cho con bú... có thể truyền virus HIV sang cho bé.

Ngoài ra, trong quá trình con bú mẹ, mẹ vắt sữa, nếu núm vú mẹ bị sứt, chảy máu thì virus cũng theo máu vào sữa. Khi bé uống sữa, nếu niêm mạc miệng đang có tổn thương thì virus HIV có thể xâm nhập. Đó là lý do mẹ bị HIV thì các bác sĩ đều khuyên không cho con mình bú sữa để hạn chế lây nhiễm sang con.

Ảnh minh họa: Internet

Đối với sữa mẹ được cấp qua nguồn xin bên ngoài, bạn không thể lường trước được mọi vấn đề, ngay cả khi người mẹ cho sữa trông hoàn toàn khỏe mạnh. Đó là chưa kể hầu hết các mẹ hiện nay xin sữa qua các hội nhóm trên mạng, người xin có khi không biết gì nhiều về người cho.

Đáng nói, không chỉ HIV mà còn hàng loạt bệnh có thể lây truyền qua đường xin sữa mẹ, bao gồm: Viêm gan B, áp xe, Herpes, virus gây bệnh bạch cầu lympho T, bệnh lao, nhiễm trùng roi... Những loại thuốc mà người mẹ cho sữa đang uống cũng tiết một phần vào sữa. Nếu em bé của bạn chẳng may uống phải sữa của những mẹ gặp các vấn đề nói trên thì bé cũng có thể lây bệnh.

 

Doãn Tuệ (TH)

Tin liên quan

Cho trẻ ăn sáng kiểu này bảo sao trẻ bệnh liên tục, lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức...

Dưới đây là những kiểu ăn sáng nhiều phụ huynh vẫn đều đặn cho con trẻ ăn mà không biết...

Những ai tuyệt đối không được ăn rau ngải cứu?

Rau ngải cứu vừa là món ăn ngon bổ cho sức khỏe vừa là có tác dụng chữa bệnh. Tuy...

Cháo hàu nấu với rau gì ngon và dinh dưỡng cho bé?

Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn không biết cháo hàu nấu với rau gì ngon và đầy đủ dinh dưỡng...

Các món ăn phụ huynh nên bổ sung cho trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà

Với bệnh tay chân miệng hiện chưa tìm ra được thuốc điều trị đặc hiệu thì chế độ ăn uống...

WHO cảnh báo các thói quen hàng ngày hủy hoại bộ não của trẻ

Chỉ cần thay đổi những thói quen dưới đây có thể giúp trẻ thay đổi cách hoạt động của não....

Chuyên gia chia sẻ 6 lời khuyên giúp tăng cơ hội mang thai

Mang thai có thể dễ dàng nếu bạn tuân thủ một số thói quen sinh hoạt trước khi thụ thai....

Sản phụ ở Nghệ An sinh thường bé trai nặng 5kg

Trong cả 6 lần sinh con, sản phụ này đều sinh thường, các em bé đều có cân nặng từ...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 9 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 9 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 9 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình