Thắp 3 hay 4 nén hương khi cúng? Nhiều người làm điều này mà không biết đúng sai
Thắp 3 hay 4 nén hương khi đi chùa?
Khi đến lễ chùa, dâng hương là một nghi thức quan trọng không thể thiếu. Thắp hương được coi như là hình thức giao tiếp tâm linh giữa con người với Đức Phật.
3 nén hương đại diện cho Giới - Định - Huệ, đây là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam cô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát khỏi sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại. Thắp 1 nén hương biểu thị việc mong cầu thần phật phù hộ cho mình được bình an, công việc thuận buồm xuôi gió.
Việc thắp 3 nén hương có ý nghĩa là trong tâm nhang – lòng thành, giới nhang – theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường và định nhang – tuyệt đối không thay lòng đổi dạ. Thắp 5 nén hương được gọi là thiên địa ngũ hành hương, thông thường trong dòng họ, dòng tộc khi có việc trọng đại thì mới thắp 5 nén hương, mong trời đất chứng giám cho lòng thành đại diện dòng tộc.
Ở đền chùa số lượng hương dâng phù hợp nhất là 1 nén hoặc 3 nén, nếu như nhiều quá ngược lại là cách làm sai. Nhất định không nên thắp 4 nén hương.
Lưu ý khi đi cúng chùa
Khi đi lễ chùa dù ở bất cứ vùng miền nào, điều đầu tiên cần chú ý là nên tránh những trang phục hở hang, ngắn cũn cỡn hay quần áo sặc sỡ, lòe loẹt. Đây là những bộ đồ phản cảm, diện đến cửa chùa thể hiện sự bất kính và phạm giới.
Theo nghi lễ nhà chùa, cửa chính là cửa dành riêng cho Quân vương, Ngọc đế và đức Phật, những vị tối cao. Chính bởi thế, nhiều ngôi chùa thường hay đóng cửa chính và mở cửa ngách cho Phật tử, khách tham quan.
Với người phàm trần, bình thường như chúng ta, khi đi vào chùa nên kiêng tuyệt đối không bước vào từ cửa chính. Nên khéo léo đi từ cửa phụ, cửa bên.
Cũng tránh dẫm chân lên bậc cửa, dù là cửa ngách hay cửa phụ, vì đây là hành động thể hiện sự bất kinh với bề trên và đức Phật, dù vô tình hay không.
Những cách cầu may khi đi chùa
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che trở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Đặc biệt vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm của mình để cả năm luôn được may mắn và thuận lợi nhất.
Chùa là nơi thanh tịnh nên khi sắm sửa lễ vật bạn phải chọn những lễ chay như hương , hoa quả tươi, oản, xôi chè và cấm kị lễ vật mặn như một số người thường mang lên chùa. Nếu mang như vậy không khác gì phỉ báng thánh thần vì họ chỉ ăn chay, dâng đồ mặn thật khó coi.
Hành lễ đi chùa cũng cần có phép tắc và thứ tự. Trước hết hãy đặt lễ vật lên và thắp hương ở chính điện trước. Sau khi đặt lễ và thắp hương ở chính điện xong hãy đi đến các ban thờ khác, thường đều có 3-5 ban để thờ mẫu, tứ phủ, bạn cần đặt lễ và dâng hương tất cả tránh sót ban thờ nào.
Nếu đình chùa có nhà thờ Tổ, nhà Hậu thì cũng cần phải ghé qua. Cuối buổi lễ sau khi lễ tạ để hạ lễ thì nên đến trai giới hay phòng khách để thăm hỏi và trò chuyện với các nhà sư và công đức nếu có.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...