Thai phụ đau đớn để mất con ở tuần thứ 39 thai kỳ vì chủ quan với tình trạng bệnh thường gặp khi mang bầu, nhiều chị cứ chủ quan
Bệnh nhân là chị H.T.H, 36 tuổi ở TP Tuyên Quang. Thai phụ nhập viện khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cách đây 2 ngày trong tình trạng đau bụng, ra huyết, có dấu hiệu chuyển dạ… Qua siêu âm, bác sỹ phát hiện thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ, có chỉ định đình chỉ thai nghén.
Chị H cho biết, khi mang thai tuần 28 của thai kỳ, chị thường xuyên đến cơ sở y tế tư nhân để kiểm tra đường huyết và được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ. Chị đã hạn chế ăn tinh bột và đường đến tuần thai thứ 34.
Tuy nhiên, do thấy mẹ không lên cân, lo lắng em bé không lớn nên thai phụ đã chủ động ăn uống tẩm bổ những tuần tiếp theo. Khi thấy mẹ và bé bắt đầu tăng cân đều mà không cảm thấy dấu hiệu gì bất thường nên chị không làm xét nghiệm đường huyết lại.
Bác sĩ cho biết, đái tháo đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với mẹ như: Tăng huyết áp; tiền sản giật; sản giật; sảy thai; thai lưu; nhiễm khuẩn tiết niệu; đẻ non; đa ối; tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thật sự trong tương lai.
Không những thế, đái tháo đường thai kỳ cũng tăng nguy cơ mắc bệnh này ở lần mang thai tiếp theo…
Về biến chứng của bệnh đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, BS Hương cho hay bệnh có thể khiến thai to, chậm phát triển trong tử cung; suy hô hấp cấp chu sinh; tử vong chu sinh; dị tật sơ sinh; tăng nguy cơ hạ đường huyết khi sinh; hạ canxi máu, đa hồng cầu, tăng Bilirubin máu gây vàng da sơ sinh… Bệnh cũng khiến trẻ dễ béo phì và tăng nguy cơ mắc đái tháo đường trong tương lai...
Để tránh tình trạng xấu ngoài ý muốn như trước hợp trên, các thai phụ nên lưu ý những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ
Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh đái tháo đường:
- uôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều
- Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu...
- Khó lành các vết trầy xước, vết thương
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức
- Nước tiểu có nhiều kiến bâu ...
Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì?
Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể.
- Ăn sáng đầy đủ: Có thể thử bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một hộp sữa chua
- Uống từ 6~8 ly nước trong ngày
- Ăn ít tinh bột, đường bởi nhóm thức ăn này có chứa nhiều carbohydrate sẽ làm đường máu tăng nhanh.
- c
- Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, gà, bò.., trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
- Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ: như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu bắp...
Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ kiêng ăn gì?
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đơn có trong thức ăn như bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, nước ngọt, kẹo...
- Không nên ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hòa: sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt...
- Tránh ăn loại có chứa nhiều chất béo bão hòa như: xúc xích, thịt xông khói.
BS Lan Hương khuyến cáo thai phụ cần được khám thai định kỳ, và quản lý thai nghén tại cơ sở y tế uy tín. Cùng đó, nên thực hiện tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở tuổi thai 24-28 tuần để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh sớm. Bên cạnh đó, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo để tránh nguy cơ mắc bệnh này.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.