Phụ Nữ Sức Khỏe

Vợ bầu 6 tháng bụng vượt mặt, tăng cân vù vù, chồng đứng ‘chết lặng’ khi bác sĩ nói: ‘Không có thai nhi’

Sau khi dùng que thử thai thấy 2 vạch, cơ thể vẫn khỏe mạnh và bình thường nên mẹ bầu chủ quan không đi khám, đến tháng thứ 6 bắt đầu đi khám thì “chết lặng” trước kết luận của bác sĩ.

Khi mang thai, việc đi siêu âm và thăm khám đầy đủ, đúng lịch rất cần thiết. Mẹ không thể chủ quan dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà phán đoán tình hình sức khỏe. Không nên để thai lớn 6 tháng tuổi mới đi khám như trường hợp mẹ bầu dưới đây.

Chị Lan (28 tuổi, sống tại Trùng Khánh, Trung Quốc) đã có một cậu con trai đầu lòng. Cách đây 6 tháng, chị bỗng phát hiện mình bị trễ kinh nên đi mua que thử thai về thử. Sau khi que thử cho kết quả hai vạch, chồng chị giục đi bệnh viện khám nhưng chị Lan gạt đi: "Em đã đẻ một lần rồi em có kinh nghiệm mà, khỏe mạnh thế này đi khám làm gì cho tốn tiền. Đến khi nào em cần đi khám em tự biết".

Bụng mẹ bầu hơn 6 tháng nhưng không có thai nhi. Ảnh minh họa: Internet

Lần mang bầu thứ 2 này, chị Lan thấy mình ốm nghén và mệt mỏi hơn hẳn lần đầu nhưng chị chỉ nghĩ có lẽ mình mang bầu con gái nên có sự thay đổi. Cùng với đó, chị cũng tăng cân khá nhanh, mới 6 tháng mà chân tay đã có dấu hiệu bị phù. Một hôm, chị Lan phát hiện mình ra máu bất thường nên chồng nhất quyết đưa chị đến bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, sau khi tiến hành siêu âm, bác sĩ nói một câu khiến hai vợ chồng đứng hình: "Không có thai nhi nào cả".

Kết quả từ hình ảnh siêu âm cho thấy trong bụng của chị này không hề có phôi thai mà chỉ là những khối u nhỏ chi chít như trứng ếch. Đây là một hiện tượng bất thường của thai kỳ với tên gọi là mang thai trứng (chửa trứng). Và để giữa lại tính mạng cho chị thì các bác sĩ buộc lòng phải cắt bỏ tử cung.

Chửa trứng là gì?

Chửa trứng là tình trạng bệnh lý của rau thai. Trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi dịch to nhỏ, dính vào nhau thành chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích tử cung lấn át sự phát triển của bào thai.

Hình ảnh siêu âm chụp từ bụng người mẹ. Ảnh minh họa: Internet

 Chửa trứng chia làm 2 loại:

- Chửa trứng hoàn toàn: Không có tổ chức thai nhi. Các gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh.
- Chửa trứng bán phần: Có thai nhi hay 1 phần thai nhi. Phần lớn gai rau biến thành túi nước, còn 1 phần gai rau bình thường.

Chửa trứng cũng có thể được phân biệt dựa vào tính chất:

- Chửa trứng lành tính: Lớp hợp bào ko bị phá vỡ, lớp đơn bào ko ăn vào cơ tử cung.
- Chửa trứng ác tính (chửa trứng xâm nhập): Lớp hợp bào mỏng đi và có từng vùng bị phá vỡ. Lớp đơn bào ở trong xâm lấn ra ngoài tràn vào niêm mạc tử cung, ăn sâu vào lớp cơ tử cung, có khi ăn thủng lớp cơ tử cung gây chảy máu trong ổ bụng.

Nguyên nhân và hậu quả khi chửa trứng

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây chửa trứng. Chỉ mới đưa ra được một vài yếu tố ảnh hưởng như:

- Sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ. 
- Thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi hoặc dưới 20 tuổi.
- Phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần, hoặc có tiền sử thai nghén lần đầu không bình thường, hoặc đã có những bất thường ở dạ tử cung, là 1 trong những yếu tố nguy cơ cao gây nên chửa trứng.
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic vitamin A... Do đó, tỉ lệ mắc ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.

Hình ảnh tử cung bình thường và tử cung chửa trứng. Ảnh minh họa: Internet

Chửa trứng đa số là lành tính, tuy nhiên trong quá trình tiến triển của chửa trứng dễ xuất hiện các biến chứng rất nguy hiểm:

- Băng huyết: Do trứng bị sảy gây băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.
- Xâm lấn gây thủng tử cung: Do trứng ăn sâu vào cơ tử cung, làm thủng lớp cơ tử cung, gây chảy máu ổ bụng.
- Ung thư: Ung thư tế bào nuôi xâm nhập sang cơ thể mẹ qua đường máu di căn đến bộ phận xa. Đây còn gọi là hiện tượng ung thư mô trung sản, chiếm khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng.

Triệu chứng của chửa trứng

Triệu chứng cơ năng:

- Người bệnh có hiện tượng chậm kinh.
- Rong huyết: Đây là triệu chứng quan trọng đầu tiên, chiếm trên 90% trường hợp chửa trứng. Máu ra ở âm đạo tự nhiên, máu sẫm đen hoặc đỏ loãng, ra kéo dài.
- Nghén nặng: Gặp trong 25-30% các trường hợp, biểu hiện nôn nhiều, đôi khi phù, có protein niệu.
- Bụng to nhanh.
- Không thấy thai máy.

Triệu chứng thực thể:

- Toàn thân mệt mỏi, biểu hiện thiếu máu. Có thể nhiễm độc thai nghén. Đôi khi có vàng da, nước tiểu vàng.
- Tử cung mềm, kích thước tử cung lớn hơn tuổi thai (trừ trường hợp chửa trứng thoái triển).
- Không sờ được phần thai.
- Không nghe được tim thai.
- Nang hoàng tuyến xuất hiện trong 25-50%, thường gặp cả 2 bên.
- Khám âm đạo có thể thấy nhân di căn âm đạo, to bằng đầu ngón tay, màu tím sẫm, thường ở thành trước, dễ vỡ gây chảy máu.
- Có thể có dấu hiệu tiền sản giật (10%).
- Có thể có triệu chứng cường giáp (10%): Nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, run tay, tuyến giáp to.

Thiên Di (Tổng hợp)

Tin liên quan

Mẹ bầu mắc phải 2 trong 5 thói quen này, thai nhi sinh ra còi cọc khó nuôi

5 thói quen xấu dưới đây khiến cho thai nhi của bạn chịu nhiều tác động xấu, em bé...

Mùa mưa bà bầu không nên ăn gì? Món ăn này ai cũng tưởng tốt nhưng lại cực hại

Có một số biện pháp đem lại tác dụng phòng ngừa đơn giản về chế độ ăn uống có thể...

2 bộ phận của mẹ bầu càng ngắn càng tốt, đừng chủ quan bỏ qua

Ngoài chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, mẹ bầu cũng cần phải chú ý giữ 2 bộ...

5 loại rau rất tốt cho mẹ bầu, thai nhi có thể hấp thụ 100% chất dinh dưỡng

Trong thời gian mang thai chất dinh dưỡng từ rau củ quả rất cần thiết cho sự phát triển của...

Bà bầu có nên ăn thịt mỡ hay không? Câu trả lời khiến bạn bất ngờ

Bà bầu ăn thịt mỡ có tốt không? Nhiều bà bầu lo sợ ăn thịt mỡ không tốt cho thai...

Mẹ bầu giữ 4 thói quen này đảm bảo thai nhi sinh ra vô cùng ngoan ngoãn, dễ nuôi

4 thói quen tốt giúp mẹ bầu dạy con ngoan từ trong bụng, càng nuôi càng thoải mái.

6 thực phẩm giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh tật

Những thực phẩm dưới đây giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi giúp...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

10 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

10 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

10 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

10 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

10 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

10 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình