Thai nhi 29 tuần: Bé tích cực "tập võ" trong bụng mẹ
KÍCH CỠ CỦA THAI NHI 29 TUẦN
Bước sang tuần thai thứ 29, chiều dài của bé thường đạt khoảng 38,6 cm và cân nặng khoảng 1,13 kg, tương đương với kích thước một quả bí. Khó có thể tin được kích cỡ của bé sẽ gấp 3 lần thế này vào thời điểm sắp sinh.
Không gian trong bụng mẹ cũng vì thế mà thêm chật chội khi thai nhi đang có dấu hiệu lớn nhanh. Điều đó đồng nghĩa các hoạt động của bé trong bụng mẹ sẽ ngày càng dễ nhận thấy hơn. Thậm chí nếu các mẹ cảm thấy bụng khẽ co giật, đó là dấu hiệu cho thấy bé đang nấc.
Với các mẹ mang thai đôi đến tuần thứ 29, thường sẽ có lớp màng mỏng ngăn cách vị trí của 2 bé. Tất nhiên, các bé sẽ cảm thấy khá chật chội trong thời gian này.
Nếu có lịch khám tiền sản định kỳ, các mẹ có thể không cần phải gặp bác sĩ trong tuần thứ 29, nhưng phải đi khám trở lại khi sang tuần thứ 30. Nếu đi siêu âm trong tuần này, các mẹ có thể thấy phần chất béo màu trắng đọng dưới lớp da của bé, nhờ có nó mà năng lượng của bé mới tiếp tục được sản sinh.
CÁC TRIỆU CHỨNG MẸ GẶP PHẢI KHI MANG THAI 29 TUẦN
Tuần thứ 29 là thời điểm bé rất tích cực cử động. Và do bé tiếp tục gây áp lực lên hệ tiêu hóa của mẹ, trĩ nội, ợ nóng và thường xuyên tiểu tiện là những triệu chứng thường gặp trong giai đoạn này.
Đau đầu hoặc chóng mặt: Các mẹ thường dễ bị đau đầu hoặc mất tỉnh táo nếu thiếu ngủ (dẫu biết việc có một giấc ngủ ngon với các mẹ lúc này là điều rất khó khăn). Nhưng nó cũng có thể do lượng đường huyết trong máu thấp, nên các mẹ hãy nên ăn một thứ gì đó vào những thời điểm giải lao trong ngày.
Ngứa bụng: Khi mang thai, làn da các mẹ sẽ bị dãn mỏng và trở nên nhạy cảm hơn. Các mẹ nên thường xuyên thoa kem dưỡng da và uống nhiều nước, hoặc đến bác sĩ nếu bị ngứa trên diện rộng hay có dấu hiệu phát ban.
Đau lưng, chân hoặc hông: Đau lưng là dấu hiệu phổ biến khi mang thai, do cơ thể mẹ đang phải gánh thêm sức nặng suốt cả ngày trong thời điểm này, và dựa trên vị trí nằm, bé có thể tạo áp lực lên bất cứ đâu (thậm chí còn hơn thế với những mẹ mang thai đôi tuần thứ 29). Hơn nữa, xương khớp và các dây chằng trên cơ thể mẹ đang phải mềm và giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh con. Tất cả những áp lực trên đều có thể gây đau nhức triền miên.
Bệnh trĩ: Các bé cũng có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa của mẹ, và cùng với vô số loại hormone đầy phiền toái làm giãn phần cơ ruột, tất cả gây ra những cơn trĩ rất khó chịu. Các mẹ hãy ngăn ngừa chúng bằng việc ăn nhiều chất xơ như các loại rau có màu xanh và uống nhiều nước.
Táo bón: Triệu chứng này có thể không làm giảm nguy cơ bị trĩ, nhưng chất xơ và nước thì có thể.
Khó ngủ: Đừng nên lạm dụng caffeine, hãy uống nhiều nước, và tập các bài tập nhẹ. Khuyến khích các mẹ tập các bài yoga tiền sản hoặc đi bộ bước ngắn quanh nhà mình.
Thường xuyên đi tiểu: Do tử cung càng dãn nở, mẹ càng có nguy cơ thường xuyên phải đi vệ sinh. Nhưng điều này không có nghĩa là mẹ phải ngưng uống nước. Các mẹ nên nhớ rằng, uống nước thường xuyên giúp đẩy lùi các triệu chứng khi mang thai; nó cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ sinh non (Các mẹ mang thai đôi có nguy cơ sinh non cao hơn nếu gặp biến chứng trong tuần thứ 29)
THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ MẸ
Các mẹ bầu đến tuần thứ 29 thường sẽ tăng từ 8 đến 11 kg, và từ 10 đến 17 kg với các mẹ mang thai đôi. Nếu cảm nhận bằng tay, các mẹ sẽ nhận thấy phần đỉnh của tử cung cách phần cuống rốn tầm 8 đến 10 cm.
Các mẹ cũng sẽ nhận ra tuần 29 là thời điểm các bé đạp nhiều nhất. Bé sẽ bắt đầu cảm thấy chật chội đôi chút, và thường trở nên đặc biệt tăng động do năng lượng cơ thể dư thừa. Dù vậy, các mẹ hãy để ý việc đếm số lần đạp của bé mỗi ngày để đảm bảo mức độ hoạt động của bé vẫn ở mức thích hợp. Các bé có sức khỏe bình thường phải đạp 10 lần trong 2 tiếng hoặc ít hơn.
Nếu lo lắng vì thấy bé lâu không cử động, các mẹ hãy uống một ít nước lạnh, mở chút nhạc, hoặc nằm tư thế thư giãn, một trong những hoạt động trên sẽ khiến bé thức giấc. Bất cứ khi nào cảm thấy lo lắng vì hoạt động của thai nhi, hãy gọi bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của bé.
NHỮNG VIỆC MẸ PHẢI LÀM
Tuần thứ 29 là thời điểm tốt để chốt hạ các việc như sắm sửa nhu yếu phẩm cho bé hay thuê người giúp việc. Các mẹ cũng phải để tâm đến những vật dụng cần thiết cho mình khi nhập viện. Nhớ để hành lý của mình ở những nơi dễ nhìn thấy, như cửa ra vào chẳng hạn, để các mẹ có thể thêm, bớt đồ đạc hay sẵn sàng “khăn gói” khi cần.
Trong thời gian này, các mẹ nên làm 2 điều sau:
- Tìm hiểu về những xét nghiệm có trong tam cá nguyệt thứ 3.
- Thuê quản gia hoặc người giúp việc, nếu các mẹ cần có người chăm sóc cho bé sau khi sinh.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.