1. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Tiếp tục tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là a-xít folic, đồng thời chia nhỏ bữa ăn chính thành 5-6 bữa nhỏ hàng ngày vẫn là nguyên tắc dinh dưỡng bà bầu nên duy trì trong tháng thứ 3 này.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước để tránh tình trạng táo bón.
Một lưu ý nhỏ mẹ bầu cần nhớ: Uống nước dừa khi mang thai vừa giúp bổ sung thêm chất lỏng, vừa tăng cường chất điện giải, dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu 3 tháng đầu không nên uống nước dừa, nhất là những bà bầu nghén nặng. Uống nước dừa trong giai đoạn này có thể làm triệu chứng nghén thêm tồi tệ. Hơn nữa, nước dừa giàu dinh dưỡng, nếu uống thường xuyên có thể làm bà bầu tăng cân quá mức.
2. Làm việc vừa sức, hạn chế việc nặng hoặc công việc áp lực
Theo thống kê, 70-80% các trường hợp sảy thai thường xảy ra vào tuần thai 12. Do đó, để đảm bảo, mẹ bầu nên hạn chế vận động mạnh hoặc những công việc đòi hỏi dùng nhiều sức. Tránh những hoạt động phải cúi người, gập bụng, chạy nhiều, làm việc lâu trong môi trường nước…
Nhiều mẹ bầu tháng thứ 3 có xu hướng bị phù chân làm cho việc đi, đứng khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn mặc thoáng, rộng rãi, mang giày vải để chân được thoải mái, hạn chế duy trì 1 tư thế quá lâu. Kê cao chân trong lúc ngủ, hạn chế ăn nhiều thức ăn mặn cũng là cách hạn chế phù chân hiệu quả.
3. Xét nghiệm sàng lọc kết hợp ở ba tháng đầu
Việc xét nghiệm sàng lọc kết hợp ở tam cá nguyệt thứ nhất (FTS) được thực hiện từ tuần 11 đến tuần 13 và bao gồm xét nghiệm độ mờ da gáy và xét nghiệm máu (thường thực hiện trong cùng một ngày). Xét nghiệm FTS cũng là để xác định khả năng thai nhi có bị biến chứng về nhiễm sắc thể hay không, bao gồm hội chứng Down.
FTS được theo dõi bằng việc thử máu gọi là xét nghiệm alpha-fetoprotein (APF) trong khoảng tuần 16. Việc xét nghiệm này là để kiểm tra mức APF trong máu. APF là chất được sản sinh trong các mô hệ thần kinh của thai nhi. Nếu tỷ lệ protein cao có thể là dấu hiệu của thai nhi bị tật nứt đốt sống. Tuy nhiên, đó cũng có khả năng dự đoán thai kỳ sẽ kéo dài hơn thời gian bình thườnghoặc các mẹ đang mang thai đôi. Mức APF thấp có thể cho thấy bé bị hội chứng Down hoặc đơn giản là thai kỳ sẽ không kéo dài như những trường hợp bình thường.
Những điều trên chỉ là xét nghiệm sàng lọc, nếu muốn biết cụ thể hơn về bất cứ biến chứng nào, có thể sẽ phải thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán về sau như chọc ối.