Theo kết quả của một nghiên cứu trên chuột tại Đại học Bắc Carolina(Mỹ), việc tập thể dục thường xuyên làm chậm tốc độ phát triển của khối u và giúp giảm tác động xấu của các biến chứng ung thư gọi là hội chứng suy mòn sức khỏe(cachexia).

Cachexia hay còn gọi là hội chứng suy mòn sức khỏe, làm rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến 80% bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và có liên quan đến khoảng một phần ba tổng số ca tử vong do ung thư.

Bệnh nhân bị suy mòn sức khỏe do suy mòn cơ tiến triển nghiêm trọng và suy giảm cấu trúc và chức năng tim cũng như chất lượng cuộc sống giảm. Đặc biệt, nó cho thấy các triệu chứng của sự suy nhược toàn thân.

Louisa Teach -  nghiên cứu sinh của Đại học Bắc Carolina (phòng thí nghiệm của Tracy Parry) cho biết: “Hầu hết các hoạt động thể dục, đặc biệt là thể dục nhịp điệu, đều có thể dễ dàng luyện tập và ít tốn kém hơn”.

Vì vậy, tập thể dục nhịp điệu thường xuyên như chạy bộ là một cách tiết kiệm chi phí để ngăn ngừa ung thư và nếu giảm nguy cơ biến chứng ung thư.

Theo những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể bảo vệ và duy trì chức năng của tim, có ảnh hưởng tốt đến với chứng suy mòn cơ thể do ung thư. Đặc biệt, nó giúp làm chậm tốc độ phát triển của khối u ngay cả khi bạn không tập thể dục sau khi mắc bệnh ung thư.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiên những con chuột tập thể dục trên máy chạy bộ trong 8 tuần và những con chuột không tập thể dục. Sau 8 tuần, nhóm nghiên cứu đã gây ra ung thư ở một phần chuột tập thể dục và một phần chuột không tập thể dục, để tiến hành thí nghiệm. Ngoài ra, một số con chuột từ cả hai nhóm không bị bệnh ung thư và được sử dụng như một nhóm để đối chiếu.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai đều bình thường nhưng theo kết quả siêu âm điện tim thì chức năng tim của những con chuột bị ung thư khi không tập thể dục sẽ kém hơn nhiều so với những con chuột bị ung thư sau khi tập thể dục thường xuyên.

Ngoài ra, những con chuột bị ung thư và tập thể dục thì thể tích và khối lượng khối u nhỏ hơn khoảng 60% so với những con chuột bị ung thư nhưng không tập thể dục.

Nhóm nghiên cứu cho rằng trước khi nghiên cứu lâm sàng trên người đánh giá cường độ vận động, thời lượng và thời gian tập thể dục tốt nhất nên được thử trong mô hình nghiên cứu tiền lâm sàng (thí nghiệm trên động vật).

Kết quả của nghiên cứu này đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Bệnh học Nghiên cứu Hoa Kỳ trong hội nghị Sinh học Thực nghiệm Philadelphia (EB) 2022, và đã được giới thiệu trên phương tiện truyền thông y tế và sức khỏe Hoa Kỳ 'MedicalXpress'.