Tại sao bà bầu bị rau tiền đạo?
Rau tiền đạo là hiện tượng xảy ra khi rau thai một phần hoặc hoàn toàn bao lỗ cổ tử cung của người mẹ - đầu dưới của tử cung để kết nối với phần trên của âm đạo. Rau tiền đạo có thể gây chảy máu nghiêm trọng trước hoặc trong khi sinh.
Rau thai là cơ quan cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển và loại bỏ các chất thải từ máu của em bé. Nó bám vào thành tử cung và dây rốn của em bé phát sinh từ nó. Trong hầu hết thai phụ, rau thai bám ở phía trên (đáy) hoặc mặt bên tử cung. Trường hợp rau tiền đạo, rau thai bám vào vùng dưới (eo) của tử cung gọi rau bám thấp hoặc bám chính giữa cổ tử cung (gọi rau tiền đạo trung tâm).
Biểu hiện khi bị rau tiền đạo
Chảy máu âm đạo màu đỏ tươi mà không đau đớn trong suốt nửa sau của thai kỳ là dấu hiệu chính của rau tiền đạo. Chảy máu dao động từ nhẹ đến nặng. Việc chảy máu thường dừng lại mà không điều trị, nhưng nó gần như xuất hiện lại luôn vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Một số phụ nữ cũng trải qua các cơn co thắt.
Nếu bạn bị chảy máu âm đạo trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Nếu chảy máu nặng, cần phải đi cấp cứu ngay.
Nguyên nhân do đâu?
Rau thai phát triển ở bất cứ nơi nào mà phôi làm tổ trong tử cung. Nếu phôi làm tổ ở phần dưới của tử cung thì rau thai có thể phát triển ở phần dưới tử cung - đây chính là nguyên nhân gây rau tiền đạo.
Hầu hết các trường hợp rau tiền đạo được chẩn đoán bằng siêu âm ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Nếu rau thai bám thấp (chỉ vừa mới chớm đến lỗ cổ tử cung) thì khi xóa mở tử cung lúc chuyển dạ sẽ kéo rau thai lên cao hơn, giải phóng lỗ cổ tử cung và giải quyết được tình hình. Nếu rau thai bám ngang trung tâm cổ tử cung thì khi cổ tử cung xóa mở sẽ gây xé rách bánh rau và gây chảy máu ồ ạt, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ gây tử vong cả mẹ và con.
Rau tiền đạo thường liên quan với: vết sẹo trong niêm mạc tử cung (chẳng hạn như phẫu thuật trước đó); rau thai lớn, chẳng hạn như với đa thai; mẹ 35 tuổi trở lên trong thời kỳ mang thai; thai nhi bất thường.
Yếu tố nguy cơ
Phụ nữ có nguy cơ mắc rau tiền đạo cao hơn nếu họ đã có phẫu thuật trước đó liên quan đến tử cung, chẳng hạn như: mổ đẻ; phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung; nong và nạo tử cung.
Rau tiền đạo cũng là phổ biến hơn ở phụ nữ: đã sinh ít nhất một lần; đã bị rau tiền đạo với lần mang thai trước; đa thai; mẹ 35 tuổi trở lên; khói thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
9 nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường phù hợp giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giảm dùng...
Thực hư ăn hành tây nướng ngừa bệnh đột quỵ
Trên mạng có thông tin ăn hành tây nướng thường xuyên sẽ phòng ngừa được bệnh đột quỵ, thực hư...
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...