Tác hại không tưởng khi ăn uống thất thường
Cuộc sống hiện tại bận rộn, quá nhiều công việc khiến nhịp sinh hoạt của bạn bị ảnh hưởng, thường xuyên ăn uống thất thường như bỏ bữa, ăn không đúng giờ. Thực tế, dù bạn không bỏ bữa thì thời gian ăn uống thất thường vẫn gây áp lực cho hệ tiêu hóa, vị giác và lâu dài có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe bạn có thể gặp phải nếu thường xuyên ăn uống không đúng giờ.
Rối loạn đường tiêu hóa
Theo Indian Express, thói quen ăn uống thất thường cũng dễ dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa… Ăn không đúng giờ hoặc bỏ bữa sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị. Lâu dài, thói quen này sẽ khiến dạ dày bị tổn thương và có thể gây ra các tình trạng như viêm, loét…
Giờ ăn uống sai lệch kéo dài cũng có tác động tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột. Nó gây ra chứng rối loạn sinh học, là sự mất cân bằng giữa vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và không lành mạnh, dẫn đến một số bệnh chuyển hóa.
Suy giảm chức năng hệ miễn dịch
Việc ăn uống thất thường gây ra những phản ứng tiêu cực, khiến cho hệ miễn dịch khó hoạt động hiệu quả, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, kể cả các bệnh tự miễn.
Ngoài ra, việc bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ cũng gây thiếu chất cho cơ thể, không được bổ sung các chất như vitamin A, C và E, sắt, axít folic, kẽm, selen... Đây là nhóm dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch khi bị thiếu hụt làm suy giảm chức năng miễn dịch.
Rối loạn ăn uống
Ăn vào những thời điểm khác nhau mỗi ngày có thể làm rối loạn hệ thống, khiến nó khó hoạt động ở mức tối ưu. Ansu Saju, chuyên gia dinh dưỡng thể thao và phòng ngừa ở Kochi, Kerala (Ấn Độ), cho biết: "Những người có thời gian ăn đều đặn sẽ điều chỉnh tốt hơn ghrelin và leptin, hai loại hormone điều chỉnh cơn đói và cảm giác no của bạn".
Với việc ăn uống thất thường, cơ thể cuối cùng sẽ ngừng gửi cho bạn những tín hiệu này đúng lúc. Khi thiếu cảm giác no, bạn sẽ có xu hướng ăn quá nhiều. Điều này ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn sử dụng nhiên liệu và làm gián đoạn quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo.
Ăn uống không điều độ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn vì nó khiến nhịp sinh học bị thay đổi. Lúc này, cảm giác thèm ăn cũng bị ảnh hưởng do cơ thể không được đáp ứng nhu cầu ăn uống đúng giờ, đủ bữa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....