Tác dụng của rau húng quế trong việc làm đẹp và điều trị một số bệnh thường gặp
Nội dung bài viết
Rau húng quế là một loại rau khá phổ biến trong các món ăn ở Việt Nam. Thuộc họ bạc hà có vị cay, tính nóng húng quế được dùng làm gia vị cho các món ăn. Bên cạnh đó tác dụng của rau húng quế đối với cơ thể cũng nhiều không kém. Loại rau này có thể giúp chữa được một số bệnh và còn có công dụng trong làm đẹp cho các chị em phụ nữ.
1. Húng quế là rau gì?
Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum. Đây là một loài rau thơm đa niên thuộc họ Hoa môi. Cây này cao khoảng 0,3m, lá rậm, xanh thẫm, có mùi vị nồng. Ở một số địa phương trên thế giới, húng quế còn được dùng để làm gia vị trong món ăn.
Về mùi hương thì có loại ngả mùi quế, mùi chanh, mùi sả v.v. Do đó người ta thường dùng loại rau này để điều chế tinh dầu giúp xông hơi, thư giãn. Húng quế ở Việt Nam là loài húng phổ biến của vùng Đông Nam Á và có các tên còn gọi khác nhau như: Rau quế, é quế, húng chó...
2. Thành phần hóa học của rau húng quế
Trong cây húng quế có khoảng 0,4 – 0,8% hàm lượng tinh dầu. Tinh dầu này có màu vàng nhạt và mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu như mùi sả chanh. Do đó nhiều nơi trên thế giới đã trồng cây húng quế theo quy mô hình công nghiệp. Làm nguồn nguyên liệu cho việc điều chế tinh dầu thị trường công nghiệp mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, trong tinh dầu của cây húng quế còn chứa các thành phần như: Linallol 60%, Cineol 25%, Estragol methyl 60%, Chavicol 70%... Trong tinh dầu này có chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa da, rất tốt cho việc chăm sóc da và tóc.
Trong thành phần của cây húng quế còn chứa flavonoid. Thành phần này gồm orientin và vicenin có khả năng bảo vệ các tế bào và nhiễm sắc thể từ những bức xạ và oxy hóa trừ môi trường. Hơn nữa, trong loại cây này còn giàu beta caroten có khả năng phòng tránh các bệnh về khớp và ung thư.
3. Rau húng quế chữa bệnh gì?
Tác dụng của rau húng quế trong việc chữa bệnh là rất hữu hiệu. Nó thường được dân gian dùng như một loại thảo dược giúp chữa các bệnh như sốt, ho, ăn không tiêu, chữa sâu răng… Hoặc thường dùng để điều chế tinh dầu, nấu nước tắm, xông cho mau khỏi bệnh.
Rau húng quế trị ho
Trong dân gian rau húng quế thường được sử dụng như một bài thuốc trị ho hiệu quả. Rau húng quế có khả năng điều trị các cơn ho, làm long đờm. Đây cũng là thành phần trong một số loại thuốc trị ho.
Bạn có thể trị ho bằng rau húng quế tại nhà bằng cách:
- Cho vài lá húng quế vào ấm nước đun sôi từ 8 – 10 phút.
- Cho thêm một ít muối vào.
- Để nước nguội rồi dùng ngay.
Kiên trì thực hiện trong vòng 3 tuần sẽ giúp cắt cảm các cơn ho. Nếu không dứt điểm thì bạn nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị tốt hơn.
Hạ sốt bằng rau húng quế
Khi bị sốt, hệ miễn dịch của cơ thể kém đi, các vi khuẩn có hại xâm nhập gây mệt mỏi. Trong rau húng quế có một số thành phần hóa học có khả năng giảm đau và giảm viêm. Bên cạnh đó loại rau này còn có khả năng sát trùng, diệt nấm mốc và kháng khuẩn nên có tác dụng hạ sốt rất nhanh chóng.
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, khi lên cơn sốt, uống nước sắc từ lá húng quế có thể cắt cơn sốt rất tốt. Bạn có thể hạ sốt bằng rau húng quế qua việc đun sôi lá này để nấu nước uống. Hoặc nếu sốt cao hơn, có thể sắc lá húng quế với bạch đậu khấu trong 0,5 lít nước. Sau đó bỏ thêm chút đường và sữa vào uống sẽ giúp nhiệt độ cơ thể giảm đi đáng kể.
Đối với trẻ em, bạn cũng có thể hạ sốt cho bé bằng cách nghiền nát rau húng quế. Lấy nước cốt này nhỏ vài giọt vào cốc rồi cho trẻ uống cũng rất hiệu quả.
Trị đau đầu
Trong rau húng quế có chứa thành phần giảm đau, giảm viêm do đó có thể dùng rau này để làm dịu các cơn nhức đầu. Bạn có thể dùng húng quế để giảm đau đầu bằng cách giã nát lá húng quế cho vào nước đun sôi. Đợi đến khi nước còn hơi ấm lấy một chiếc khăn nhúng vào nước, vắt khô rồi để lên trán.
Ngoài ra bạn có thể xông hơi bằng tinh dầu húng quế cũng rất hiệu quả. Chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào một chậu nước nóng rồi xông trong vòng 15 – 30 phút. Sau đó bạn sẽ thấy sảng khoái, cơn đau đầu giảm đi và căng thẳng cũng từ đó mà biến mất.
Phân hủy sỏi trong thận
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận là do dư thừa axit uric trong máu. Rau húng quế có chức năng lợi tiểu nên các chất độc trong thận cũng được loại bỏ. Rau này giúp làm giảm lượng axit uric trong máu, hỗ trợ làm sạch thận.
Để giảm sỏi thận bằng rau húng quế bạn nên uống nước nấu từ lá húng quế kết hợp với mật ong mỗi ngày, trong vòng 6 tháng. Nước này sẽ giúp phân hủy sỏi trong thận và đào thải chúng ra ngoài.
Rau húng quế chữa bệnh phụ khoa
Húng quế có tính kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Nó có thể chữa bệnh phụ khoa bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm ngứa âm đạo. Đồng thời đẩy lùi và ngăn chặn viêm nhiễm phụ khoa, kiểm soát cơn ngứa…
Bên cạnh đó lá húng quế còn có khả năng khử mùi hôi cho vùng kín của phụ nữ, giúp chị em có mùi thơm tự nhiên và trở nên tự tin hơn bao giờ hết. Do đó tác dụng của rau húng quế trong việc chữa bệnh phụ khoa rất được nhiều chị em áp dụng.
4. Công dụng của rau húng quế trong việc làm đẹp
Rau húng quế làm trắng răng và ngừa sâu răng hiệu quả
Trong rau húng quế có chứa một số vitamin và khoáng chất có lợi. Các chất này khi tiếp xúc với men răng sẽ nảy sinh ra phản ứng nhẹ. Các mảng bám và cao răng được tẩy sạch giúp cho hàm răng trở nên trắng sáng.
Bên cạnh đó rau húng quế thuộc họ bạc hà, có tính mát lạnh nên nó có khả năng làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn có hại cho men răng. Do đó nó có thể ngừa sâu răng một cách hiệu quả. Nhai hoặc súc miệng bằng rau húng quế không những giúp răng trắng sáng, phòng chống sâu răng mà còn có hơi thở thơm mát tự nhiên.
Trị mụn bằng rau húng quế
Trong tinh dầu của rau húng quế có chất kháng khuẩn. Do đó nó có thể giúp điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá, vẩy nến… Ngoài việc sử dụng các loại kem trị mụn, bạn có thể sử dụng lá húng quế như một phương pháp trị mụn tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả.
Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc
Bên cạnh việc trị mụn, húng quế còn được sử dụng như một liệu pháp làm đẹp cho da và tóc. Rau húng quế có khả năng thanh lọc cơ thể, lọc máu. Từ đó da bạn sẽ trở nên hồng hào, sáng khỏe.
Hơn thế nữa loại rau này còn giúp làm giảm cảm giác ngứa rát trên da đầu do bị gàu, hạn chế rụng tóc. Tinh dầu từ rau này còn giúp dưỡng ẩm cho tóc, mái tóc bạn sẽ trở nên mượt mà, chắc khỏe.
5. Bà bầu ăn rau húng quế được không?
Trong húng quế có chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu. Bà bầu ăn húng quế giúp điều hòa đông máu, cung cấp máu và ngăn ngừa nguy cơ mất máu. Ăn rau húng quế còn giúp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi về tim mạch, mắt, phổi, xương… Và tăng cường hệ miễn dịch trong giai đoạn mang thai.
Tuy nhiên bà bầu nếu ăn quá nhiều rau húng quế cũng sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Điển hình là rau này làm kích thích các cơn co thắt tử cung, dẫn đến biến chứng khi sinh và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt về sau. Chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải (2 – 3 lần/tuần) và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn loại rau này.
Tác dụng của rau húng quế đối với sức khỏe là vô cùng nhiều. Không những là nguyên liệu ngon trong các bữa ăn hàng ngày mà còn giúp điều trị một số bệnh thường gặp. Đồng thời còn hỗ trợ trong việc làm đẹp của các chị em. Nên sử dụng loại rau này như một liệu pháp thiên nhiên hiệu quả lại vô cùng rẻ tiền.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”