1. Nguyên nhân xuất hiện lớp bọt khi nấu ăn

Theo Phó giáo sư He Jiguo (Trường Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật Dinh dưỡng, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc) và ông Wang Guoyi (Phó giám đốc Ủy ban Thực phẩm và Sức khỏe Cao cấp của Hiệp hội Thực phẩm Bắc Kinh), lớp bọt khí nổi lên trong quá trình nấu ăn là hiện tượng chất hoạt động bề mặt của nước bị tác động.

Đây là hiện tượng chất lỏng bị kích động, khi không khí đi vào sẽ tạo nên bọt khí. Lớp bọt này liên tục hình thành trong quá trình nấu ăn vì các chất hữu cơ như protein, carbohydrate… trong thực phẩm sẽ bị hòa tan hoặc phân tán trong nước và khiến lớp bọt ngày càng dày thêm.

Trong lớp bọt khí này có chứa phần lớn là các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng có lợi vì trong lớp bọt khí này còn có thể chứa một lượng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh tồn đọng từ thực phẩm.

Ảnh minh họa: Internet

2. 3 loại bọt cần vớt bỏ

Bọt hầm xương

Bọt trong nước hầm xương, hầm thịt được hình thành từ phần máu thừa, cặn và protein trong thịt, xảy ra trong quá trình ninh nấu. Lớp bọt này không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng có lợi mà còn có mùi tanh, có thể khiến món ăn có mùi khó chịu, vì thế bạn nên bỏ đi lớp bọt đầu khi hầm xương nhé, các lớp bọt sau có thể giữ lại được.

Ảnh minh họa: Internet

Bọt khi luộc tôm

Khi luộc tôm, phần máu nội tạng và một số chất dư thừa ở vỏ tôm và đầu tôm sẽ tạo nên lớp bọt khí khá dày. Phần bọt này không tốt cho sức khỏe vì thế bạn nên vớt bỏ chúng đi trong quá trình nấu ăn.

Ảnh minh họa: Internet

Bọt ở nước có ga

Bọt ở nước ngọt có ga mà chúng ta thường thấy chính là carbon dioxide hay còn gọi là khí cacbonic. Phần khí này không tốt cho dạ dày và tiêu hóa, khi uống vào sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm tiết axit dịch vị. Do đó bạn nên loại bỏ lớp bọt khí này trước khi uống nước có ga.

Ảnh minh họa: Internet

3. 3 loại bọt nên giữ lại sử dụng

Bọt sữa đậu nành

Khi nấu sữa đậu nành, chất saponin trong đậu nành sẽ tạo nên lớp bọt khí dày đặc nổi trên bề mặt sữa. Chất này có khả năng điều hòa chuyển hóa lipid, giảm cholesterol, chống vi trùng, ức chế khối u, chống huyết khối, điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa. Vì thế không cần phải loại bỏ lớp bọt này vì chúng cực kỳ có lợi cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Bọt khi nấu trái cây và rau

Cũng giống như khi nấu sữa đậu nành, bọt khí khi nấu trái cây và rau thỉnh thoảng sẽ xuất hiện, ví dụ như bọt khí khi nấu táo tàu hình thành nên do chất saponin. Một số loại bọt khí khác cũng dường như vô hại với sức khỏe, vì thế bạn hoàn toàn có thể giữ lại chúng mà không lo ảnh hưởng gì.

Ảnh minh họa: Internet

Bọt khi pha trà

Bọt khí xuất hiện khi pha trà cũng là do chất saponin tạo thành. Đặc biệt chất saponin trong trà có tính kháng khuẩn và ức chế sự hấp thụ chất béo, vì thế bạn nên giữ lại lớp bọt khí này vì chúng rất có lợi cho sức khỏe con người.

Ảnh minh họa: Internet