Stress ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?
Stress là một phần bình thường của cuộc sống. Nó đòi hỏi cơ thể bạn phải phản ứng và điều chỉnh theo phản ứng đó về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Và không phải căng thẳng – stress nào cũng là xấu, là tác động tiêu cực. Cùng tìm hiểu xem stress ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?
Những cơn stress ngắn hạn
Khi bạn ở trong một tình huống căng thẳng, khó khăn như thuyết trình trước đám đông hay bàn giao một dự án, cơ thể bạn sẽ đưa ra những phản ứng vật lý.
Hệ thống thần kinh của bạn hoạt động, giải phóng ra các hormon. Nó được gọi là phản ứng “Fight or Flight” và lí giải cho bạn biết vì sao khi trong những tình huống căng thẳng, bạn có thể nhận thấy tim mình đập nhanh, nhịp thở cũng nhanh hơn, cơ bắp căng thẳng và bạn bắt đầu đổ mồ hôi.
Loại căng thẳng – stress này thường diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Cơ thể bạn thường phục hồi nhanh chóng từ nó và đương nhiên không có gì phải lo lắng.
Những cơn stress kéo dài
Nếu stress ngắn hạn khiến bạn phục hồi nhanh chóng thì những cơn stress kéo dài sẽ dẫn đến hoặc làm nặng thêm các vấn đề sức khỏe của bạn. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, khó tập trung, dễ cáu gắt hay đau dạ dày.
Khi stress trở nên lâu dài và không được giải quyết đúng cách, nó có thể dẫn đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn, bao gồm:
Các bệnh lý tim mạch: Stress là một trong những yếu tố lớn góp phần gây nên những bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim hay xơ vữa động mạch…
Các rối loạn tiêu hóa: Stress có thể gây ra những cơn đau dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích. Rất nhiều bệnh nhân stress gặp triệu chứng ợ hơi, nóng rát thượng vị. Điều này làm gián đoạn việc tiêu hóa và gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Thay đổi ham muốn tình dục: Đàn ông bị căng thẳng dẫn đến cơ thể luôn mệt mỏi và thiếu năng lượng, từ đó làm suy giảm ham muốn. Trong một số trường hợp, điều này có thể gây ra rối loạn cương dương. Đối với phụ nữ, bạn có thể phải trải qua những khoảng thời gian bất thường, giảm nhu cầu tình dục.
Các vấn đề về da: Khi bị căng thẳng, da của bạn sẽ có phản ứng với những áp lực mà cơ thể phải chịu đựng trong một thời điểm nhất định. Triệu chứng thường gặp nhất chính là xuất hiện các loại mụn trứng cá hoặc phát ban.
Thay đổi cân nặng: Có một số người bị stress thường có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường dẫn tới việc tăng cân. Ngược lại, một số người lại thấy ăn không ngon miệng, không muốn ăn uống gì, gây ra sự sụt giảm cân nặng.
Ngoài ra, những người gặp stress thường hay sử dụng rượu, ma túy hay thuốc lá để cố gắng làm giảm căng thẳng. Nhưng thật không may, thay vì làm giảm căng thẳng và đưa cơ thể về trạng thái thư giãn, những chất này có xu hướng giữ cho cơ thể ở trạng thái căng thẳng và gây ra nhiều vấn đề hơn.
Bác sĩ Mai Ánh Điệp
Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....