Sốt siêu vi là gì, có lây không, có nguy hiểm không?
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi là tình trạng sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày và không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh có thể dẫn đến tử vong, nhất là đối với trẻ em. Người bệnh thường có những triệu chứng biểu hiện như đau mỏi cơ thể, bề mặt da nổi mề đay và đau đầu. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em và người già do nguyên nhân hệ miễn dịch suy giảm.
Dấu hiệu sốt siêu vi ở người lớn
Sốt cao
Sốt cao thường từ 38-39°C, thậm chí có thể lên đến 40-41°C, kèm theo cảm giác nóng, lạnh và co giật người.
Đau nhức
Người bệnh thường có dấu hiệu quay cuồng đầu óc, cơn nhức đầu dữ dội, choáng váng, có cảm giác thái dương đập mạnh.
Với trẻ nhỏ, có thể thấy đau đầu nhưng vẫn giữ được sự tỉnh táo...Hoặc bé có các triệu chứng như chảy mủ tai hoặc tai có chất nhầy và ngứa hơn lúc bình thường.
Viêm đường hô hấp
Triệu chứng sốt siêu vi đó là viêm đường hô hấp với các biểu hiện như viêm họng, rát họng, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi, họng đỏ có thể sưng tấy.…
Nôn mửa
Sốt siêu vi ở người lớn thường có dấu hiệu nôn mửa. Thường là nôn sau bữa ăn hoặc nôn khan, chủ yếu do viêm họng, kích thích chất nhầy.
Viêm hạch bạch huyết
Thường bởi bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là các hạch ở vùng đầu, cổ, mặt dưới hàm. Thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy được.
Phát ban
Xuất hiện sau 2 – 3 ngày sốt, xuất hiện những chấm ban đỏ li ti, ngứa ngáy ở bàn tay, bàn chân. Triệu chứng này sẽ càng rõ rệt và nhiều hơn sau 1 – 2 ngày.
Rối loạn tiêu hóa: Đi tiêu phân lỏng hoặc nhầy.
Sốt siêu vi do virus đường tiêu hóa thì sẽ dễ gặp triệu chứng này với những đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu nhưng có chất nhầy.
Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em
Các biểu hiện chung khi trẻ bị sốt siêu vi:
- Sốt kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 - 40 độ C.
- Sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi.
- Chán ăn, mệt mỏi.
- Quấy khóc nhiều, bỏ bú ở trẻ nhỏ.
- Đau đầu, đau ở hai bên thái dương và sau gáy ở trẻ lớn.
Ngoài ra trẻ có thể nhiễm phải các triệu chứng đặc trưng khác như:
- Chảy nước mắt, mắt đỏ, có ghèn.
- Buồn nôn, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da,...
- Nổi ban hoặc bọng nước.
Sốt siêu vi có lây không?
Câu trả lời là CÓ. Vậy, sốt siêu vi lây qua đường nào?
Bệnh có thể lây từ người sang người. Chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa với các hoạt động như ăn uống, giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi. Khi nói chuyện, hắt hơi, ho, sổ mũi, virus sẽ được lây truyền. Do đó, nếu người lớn bị bệnh cần tránh tiếp xúc với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Để tránh lây lan bệnh, trẻ nhỏ khi bị sốt cần được cho nghỉ học và tránh đến những nơi đông người.
Ngoài ra, sốt siêu vi thường lây truyền gián tiếp qua các vật dụng ở nơi công cộng như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, hoặc cầm đồ chơi trẻ em. Đây là những vật dụng chứa dịch tiết chứa virus gây bệnh dễ lây bệnh.
Cách xử trí cơ bản
Đầu tiên, chườm trán và lau khô mồ hôi bằng khăn mát, nên để người bệnh nằm nơi thoáng mát.
- Có thể dùng viên hạ sốt như: Paracetamol 500mg 1viên/lần nếu nhiệt độ 38,5oC.
Thông thường, sau 7 ngày, bệnh nhân bị sốt siêu vi sẽ tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh sẽ dễ chuyển sang viêm phế quản phổi nếu không phát hiện và điều trị sớm.
- Nên bổ sung vitamin, uống bù nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu nhiều chất dinh dưỡng nhằm hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Đối với trẻ em, có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Chườm mát: Dùng khăn ấm để lau cơ thể trẻ nhằm giúp giảm sốt, nên để bé nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
Chống co giật: Dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật, đặc biệt là những bé có tiền sử co giật khi sốt cao.
Chống sốt siêu vi bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mũi bằng
Dùng natri clorid 0,9% để nhỏ mũi, vệ sinh sạch sẽ, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Dinh dưỡng: Sốt siêu vi nên ăn gì? Nên cho trẻ ăn thức ăn ấm, lỏng để dễ tiêu hóa như cháo, súp,… cho đến khi khỏe lại. Đồng thời nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh để hạ nhiệt cơ thể như rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền,…
Nên uống các loại nước ép hoa quả và trái cây như cam, dâu tây, chanh, xoài, chuối, … Sữa chua cũng là thực phẩm tốt cho tiêu hóa bạn nên bổ sung. Bên cạnh đó, cũng nên giảm các loại thực phẩm có nhiều đường.
Lưu ý: Dùng thuốc kháng sinh không giúp khỏi sốt siêu vi, bởi thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt virus.Trong một số trường hợp, dùng kháng sinh sẽ khiến rối loạn dạ dày, nặng hơn có thể tổn thương gan và thận.
Cách phòng ngừa bệnh sốt siêu vi
- Tránh việc thường xuyên tiếp xúc với người bệnh.
- Cần mang khẩu trang thường xuyên khi chăm sóc người bệnh.
- Ăn uống vệ sinh và sống trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ.
Khi xuất hiện một trong các biểu hiện sau, người bệnh cần kịp thời đến bệnh viện để khám chữa bệnh.
- Sốt cao, co giật.
- Ngủ nhiều, khó đánh thức.
- Nôn, ăn uống không được.
- Tiêu ra máu.
- Thở mệt, tím tái.
- Da và toàn thân xuất hiện chấm xuất huyết.
Trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh bệnh sốt siêu vi. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ bạn đọc sẽ có thể nắm vững kiến thức về bệnh và có cách phòng tránh bệnh tốt nhất.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....