Sinh tố B6 (vitamin B6) được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, đậu, rau, gan, thịt và trứng và nhiều loại hoa quả khác, có rất nhiều tác dụng thiết yếu với sức khỏe và làm đẹp ở con người. Cùng tìm hiểu bài viết này để có thêm những thông tin hiểu biết hữu ích về sinh tố B6 nhé. 

Thông tin tổng quan chung về sinh tố B6 

1, Sinh tố B6 là gì? 

 


Sinh tố B6 là gì? Có tác dụng gì với sức khỏe? Ảnh: Internet

Sinh tố B6 có chỗ gọi tắt là Vitamin B6, là một loại vitamin có khả năng tan được trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó cần thiết cho quá trình tổng hợp đường, chất béo và protein trong cơ thể, liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của não, dây thần kinh, da và nhiều bộ phận khác của cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi và nhanh hơn, cải thiện tiêu hóa và nâng cao tâm trạng hiệu quả.

2, Sinh tố B6 có ở đâu?

Như đã nói ở trên có thể bổ sung sinh tố B6 thông qua đường ăn uống với những thực phẩm giàu vitamin B6 thường gặp như gan, thịt, cá hồi, rau củ quả hoặc viên uống bổ sung B6. 

Cả hai cách đều an toàn tuy nhiên thông qua đường ăn uống trực tiếp sẽ dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn. 

3, Uống sinh tố B6 có tác dụng gì?

Uống các loại sinh tố giàu vitamin B6 chính là một trong những cách bổ sung vitamin B6 đơn giản, dễ hấp thụ nhất giúp:

  • Ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu, giảm cholesterol, giảm nồng độ homocysteine ​​trong máu (giúp thông động mạch) hỗ trợ điều trị bệnh tim. 
  • Cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và các vấn đề liên quan đến nội tiết khác, các triệu chứng của ốm nghén như buồn nôn và nôn ở phụ nữ mới mang thai, tắt sữa sau sinh, trầm cảm thai kỳ, hoặc tình trạng sử dụng thuốc tránh thai ảnh hưởng nội tiết tố cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, rối loạn tăng động thiếu tập trung (ADHD), hội chứng Down, chứng tự kỷ, tiểu đường và đau thần kinh liên quan, thiếu máu hồng cầu hình liềm, đau nửa đầu, hen suyễn, hội chứng ống cổ tay, đau bụng ban đêm, chuột rút cơ, viêm khớp, dị ứng, mụn trứng cá và các tình trạng da khác nhau, và vô sinh
  • Sử dụng giảm chóng mặt, say tàu xe, ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), co giật, co giật do sốt và rối loạn vận động (rối loạn vận động chậm, hyperkinesis, chorea), cũng như tăng sự thèm ăn.
  • Bổ sung sinh tố B6 giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng bàng quang, và ngăn ngừa ung thư và sỏi thận.

4, Danh sách các loại sinh tố chứa B6 phổ biến nhất?


Bơ là một trong những loại quả giàu sinh tố B6 phổ biến nhất. Ảnh: Internet

  • Những loại hoa quả giàu vitamin B6 chế biến thành những cốc sinh tố chứa B6 ngon, dễ uống hợp khẩu vị nhất có thể kể đến ở đây là: Bưởi (nước bưởi ép), táo, mận, đào, cam, dâu tây, dứa, bơ, dưa gang, chuối...
  • Trong các loại rau củ như cà rốt, cần tây, đậu tương, củ cải đường, măng tây...

Nên các bạn có thể kết hợp nhiều loại rau củ, quả với nhau chế biến thành những cốc nước ép sinh tố ngon mà lạ miệng, đầy đủ dinh dưỡng nhất như uống sinh tố B6 cam cà rốt, sinh tố cần tây cà rốt, sinh tố bơ...nhé.

Ngoài rau củ quả thì sinh tố B6 có trong đâu nữa? Bao gồm các loại thịt, cá, các loại rau đậu, hạt hướng dương, cám gạo, mật đường, gan,... cũng rất giàu vitamin B6, từ đấy vừa giúp thay đổi các món ăn ngon, bổ dưỡng mà không sợ ngán cho bản thân và cả gia đình. 

5, Liều lượng bổ sung vitamin B6 cụ thể từng trường hợp?


Uống sinh tố B6 sao cho đúng và hiệu quả nhất. Ảnh: Internet

  • Đối với bổ sung vitamin B6 ở người lớn: Thông thường là 2,5-25 mg mỗi ngày trong ba tuần, sau đó 1,5-2,5 mg mỗi ngày.
  • Đối với bổ sung vitamin B6 ở phụ nữ dùng thuốc ngừa thai: Từ 25-30 mg mỗi ngày.
  • Đối với các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Từ 50-100 mg. Trên 100 mg dường như không có thêm lợi ích bổ sung, và có thể làm tăng tác dụng phụ có hại.
  • Đối với thiếu máu sideroblastic di truyền: ban đầu 200-600 mg mỗi ngày được sử dụng, giảm xuống còn 30-50 mg mỗi ngày sau khi cải thiện.
  • Đối với sỏi thận: 25-500 mg/ngày sinh tố B6.
  • Đối với điều trị rối loạn vận động chậm: 100 mg mỗi ngày, sau tăng hàng tuần lên đến 400 mg mỗi ngày, được chia làm hai lần.
  • Để ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng: 50 mg mỗi ngày kết hợp với vitamin B12 (cyanocobalamin) 1000 mcg, và axit folic 2500 mcg.
  • Đối với giảm buồn nôn trong khi mang thai: 10-25 mg pyridoxine chia làm ba hoặc bốn lần mỗi ngày.

Các chế độ ăn uống khuyến cáo hàng ngày của vitamin B6 là:

  • Trẻ sơ sinh 0-6 tháng, 0,1 mg;
  • Trẻ sơ sinh 7-12 tháng, 0,3 mg;
  • Trẻ em 1-3 tuổi, 0,5 mg;
  • Trẻ em 4-8 tuổi, 0,6 mg;
  • Trẻ em 9-13 tuổi, 1 mg;
  • Nam giới 14-50 tuổi, 1,3 mg;
  • Nam giới trên 50 tuổi, 1,7 mg;
  • Phụ nữ 14-18 tuổi, 1,2 mg;
  • Phụ nữ 19-50 tuổi, 1,3 mg;
  • Phụ nữ trên 50 tuổi, 1,5 mg;
  • Phụ nữ có thai, 1,9 mg; và cho con bú, 2 mg.

Hy vọng các bạn đã có thêm thông tin cụ thể và hiểu biết chính xác về vitamin B6 (sinh tố B6), từ đấy biết cách bổ sung sinh tố B6 một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên nếu đang điều trị bệnh hoặc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc thì đừng quên hỏi bác sĩ về cách dùng và bổ sung sinh tố B6 sao cho chính xác và an toàn nhé.