Phụ Nữ Sức Khỏe

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu ăn vào con không vào mẹ: Mẹ mi nhon, con tăng cân vù vù

Tìm hiểu thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ, giúp mẹ tăng cân vừa đủ mà bé vẫn phát triển khỏe mạnh là điều mọi mẹ đều quan tâm. Thế nên các mẹ chớ bỏ qua bí quyết ăn vào con không vào mẹ cực hay trong bài nhé.

Khi mang thai mẹ bầu sẽ cần lượng dinh dưỡng gấp đôi so với bình thường để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả hai mẹ con. Thế nên một thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ là vô cùng cần thiết cho các mẹ, giúp các mẹ có một chế độ ăn uống cân bằng, ổn định, khỏe cả hai mẹ con mà không sợ cơ thể mẹ thừa chất, tăng cân quá nhiều.

Hướng dẫn thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ 

Thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ: Mi-nhon từ khi mang thai
Thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ: Mi-nhon từ khi mang thai. Ảnh: Internet

Các mẹ khi mang bầu đều tăng thèm ăn và luôn có cảm giác đói, nhanh đói. Nếu không chuẩn bị trước một chế độ ăn uống lành mạnh, xây dựng và tìm hiểu các thực phẩm ăn vào con không vào mẹ tốt nhất, các mẹ sẽ dễ ăn phải những thực phẩm béo, giàu năng lượng khiến mẹ tăng cân nhanh chóng mà đôi khi lại không cung cấp nhiều dưỡng chất, dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé. Do vậy, các mẹ nên nhớ bí quyết ăn vào con không vào mẹ dưới đây như sau:

  • Thực đơn ăn vào con không vào mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn đa dạng các loại thực phẩm để có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và trong khẩu phẩn ăn bao gồm 6-11 phần tinh bột lành mạnh dễ tiêu, 2 đến 4 phần trái cây, 4 phần rau, 4 phần sữa và 3 phần protein (thịt, gia cầm, cá, trứng)... Hạn chế ăn chất béo và đồ ngọt. 
  • Mẹ bầu tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ như là bánh mì, ngũ cốc, đậu, các loại rau và trái cây. Lúc mẹ mang thai thì bổ sung chất xơ từ thực phẩm là tối ưu và lành mạnh nhất, tốt cho tiêu hóa.
  • Tăng cường ăn rau củ quả giàu vitamin A, B, C, E,.. và các khoáng chất. Các mẹ có thể bổ sung thông qua vitamin dạng viên nén để đảm bảo cơ thể nhận đủ vitamin và khoáng chất mỗi ngày dưới sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ. 
  • Ăn, uống đầy đủ các sản phẩm sữa và thực phẩm giàu canxi mỗi ngày để giúp đảm bảo rằng nhận được 1000-1300 mg canxi trong chế độ ăn hàng ngày của khi mang thai.
  • Bổ sung trong khẩu phần ăn thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như thịt nạc, rau bina, đậu và ngũ cốc ăn sáng mỗi ngày để đảm bảo các chị em nhận được 27 mg chất sắt mỗi ngày.
  • Trong khi đang mang thai, các mẹ sẽ cần 220 microgram iốt mỗi ngày để giúp đảm bảo sự phát triển hệ thống thần kinh và não của bé. Chọn từ một loạt các sản phẩm từ sữa - sữa, pho mát, sữa chua - cũng như khoai tây, các loại hạt đậu nấu chín, và số ít từ hải sản như cá tuyết, cá hồi và tôm (bổ sung hải sản 1-2 bữa/tuần).
  • Lựa chọn nguồn vitamin C tốt mỗi ngày, bổ sung qua hoa quả và rau xanh như cam, bưởi, dâu tây, mật ong, đu đủ, bông cải xanh, súp lơ, cà chua và rau cải. Phụ nữ mang thai cần 80 - 85 mg vitamin C mỗi ngày.
  • Bổ sung folate tự nhiên thông qua rau xanh, thịt bê và các loại đậu (đậu đen và đậu xanh). Mỗi phụ nữ mang thai cần ít nhất 0,64 mg folate mỗi ngày để giúp ngăn ngừa các khuyết tật thai nhi về ống thần kinh như tật nứt đốt sống ở các bé. Có thể bổ sung folate dạng viên nén dưới sự theo dõi và tư vấn của bác sĩ.
  • Bổ sung các thức ăn giàu vitamin A bao gồm cà rốt, bí ngô, khoai lang, rau bina, bí xanh, củ cải xanh, rau củ cải, mơ và dưa đỏ.

Bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ?

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu vào con không vào mẹ
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu vào con không vào mẹ. Ảnh: Internet

Các mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng, để chế biến các món ăn đủ chất cho mẹ như là:

  • Thịt và hải sản: Thịt bò, thịt gà, nghêu, cua, lòng đỏ trứng, cá, thịt cừu, gan, hàu, thịt lợn, cá mòi, tôm, gà tây và thịt bê, cá hồi, cá chép.
  • Rau: Đậu Hà Lan, bông cải xanh, cải và cải xanh, đậu lima, khoai lang.
  • Các loại đậu: Đậu Hà Lan, đậu lăng và đậu nành
  • Trái cây: Tất cả các loại quả mọng, có múi bao gồm mận, nho, mơ, bưởi, cam, mận, nước ép mận, dưa hấu, dừa, bơ và các loại sinh tố...
  • Tinh bột: Thông qua các loại hạt ngũ cốc, thực phẩm dinh dưỡng như ngô, khoai, yến mạch, gạo lứt,... ăn rất ngon, đủ năng lượng mà không lo mẹ bầu tăng cân quá nhanh hay bị tiểu đường thai kỳ. 
  • Các thực phẩm khác: Mật đường, lạc, hạt thông, bí ngô hoặc hạt bí,.....

Xây dựng thực đơn giúp bầu vào con không vào mẹ 

Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ?
Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Ảnh: Internet

Khi mang thai, không có chuẩn tăng cân nặng nào chính xác vì còn tùy thuộc từng cơ địa, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo các mẹ tăng cân trong khoảng 8-14kg với thai đơn, 17-18kg với thai đôi là hợp lý nhất. Các mẹ có thể áp dụng thực đơn giàu dinh dưỡng đảm bảo mẹ không tăng cân quá nhiều mà con vẫn đủ dinh dưỡng như sau: 

Bữa sáng:

  • Ăn bánh mỳ, khoai lang, gạo lứt vừa dễ tiêu, giàu năng lượng lại không có hàm lượng đường cao. 
  • 1 quả trứng luộc 
  • Rau xanh 
  • Hoa quả như cam, táo, nước ép bưởi,...

Bữa trưa + tối:

  • Mỗi bữa ăn 1-2 bát cơm.
  • Các món giàu protein chế biến từ thịt nạc như thịt bò, thịt heo, thịt gà
  • Bổ sung các món từ cá hay hải sản từ 1-2 bữa trong tuần, mẹ bầu dưới 3 tháng thì nên kiêng ăn hải sản.
  • Ăn nhiều rau xanh, ưu tiên món luộc, không đường, ít dầu mỡ chiên xào, tránh ăn món mặn vì sẽ tích nước, tích muối cho cơ thể mẹ. 
  • Hoa quả tráng miệng như bữa sáng.

Bữa phụ: Bổ sung 

  • Uống sữa tươi, sữa cho bà bầu, uống 2-3 ly mỗi ngày, sau bữa chính 2 tiếng. 
  • Ăn sữa chua loại ít đường, có thể ăn kèm cùng hạt chia,...
  • Hoa quả bổ sung dinh dưỡng 
  • Các loại hạt khô như óc chó, mắc ca, hạnh nhân,..

Chú ý:

  • Với các mẹ bầu béo phì hoặc đang thừa cân sẵn thì nên giảm hàm lượng tinh bột trong bữa trưa và bữa tối đi, nên ăn 1 bát cơm/bữa, tăng cường ăn khoai lang, gạo lứt hoặc bánh mỳ thay cơm nhé.
  • Bữa nào cũng cần sự có mặt của rau xanh, đặc biệt là rau màu xanh đậm sẽ giàu folate hơn, rau xanh nên chiếm 40% khối lượng thức ăn mẹ tiêu thụ mỗi bữa là hợp lý.
  • Trái cây có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố hay nước ép đều được, đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu.  
  • Trứng dù tốt nhưng tuần nên ăn 3-4 quả là đủ, tránh thừa cholesterol cho mẹ.

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ

Thực đơn ăn uống vào con mà mẹ bầu không tăng cân
Thực đơn ăn uống vào con mà mẹ bầu không tăng cân. Ảnh: Internet

Khi tiến hành xây và áp dụng cách ăn vào con không vào mẹ các mẹ nên chú ý những điểm sau:

§ Có thể ăn kiêng khi mang thai không?

Các mẹ không nên ăn kiêng hoặc cố gắng giảm cân trong khi mang thai - vì cả mẹ và bé đều cần dinh dưỡng để khỏe mạnh. Hơn nữa, hầu như là các mẹ đều sẽ sụt cân trong những tuần đầu tiên sinh em bé nên không phải lo lắng quá mức về cân nặng. Dù đúng là tùy từng cơ địa, sẽ có mẹ tăng cân nhiều, có mẹ tăng cân ít, nhưng quan trọng là em bé phát triển tốt đúng tiêu chuẩn theo từng giai đoạn là yên tâm nhất nhé các mẹ.

§ Có thể ăn chế độ ăn kiêng "Low Carb" khi mang thai không?

Chế độ ăn ít carbohydrate rất phổ biến. Chưa có nghiên cứu chính xác và uy tín nào về ảnh hưởng của chế độ ăn low-carb trong thai kỳ, do đó ảnh hưởng của nó đối với thai nhi (nếu có) chưa được biết rõ. Tuy nhiên, trong khi đang mang thai, các mẹ nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, khỏe mạnh và dinh dưỡng, từ tất cả các nhóm thực phẩm. Nhất là khi áp dụng thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ trên đây, các mẹ cũng không lo lắng về việc sẽ tăng cân quá nhanh hay tích mỡ, béo phì không mong muốn đâu nhé. 

§ Có thể duy trì chế độ ăn chay khi mang thai không?

Mẹ mang thai không có nghĩa là phải từ bỏ chế độ ăn chay của bản thân. Em bé vẫn có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trong khi mẹ theo chế độ ăn chay, chỉ cần đảm bảo ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh cung cấp đủ protein và calo cho hai mẹ con là được.

Nhưng cũng phải tùy thuộc vào loại chương trình ăn chay mà mẹ đang theo mà có thể cần phải điều chỉnh thói quen ăn uống một chút, đảm bảo rằng cả hai mẹ con đều đầy đủ dinh dưỡng. Nên hỏi qua ý kiến tư vấn của bác sĩ để yên tâm nhất.

§ Trong danh sách các thực phẩm ăn gì vào con không vào mẹ, các mẹ đặc biệt chú ý bổ sung canxi khi mang thai

Canxi là thành phần tạo ra răng và xương chắc khỏe cho em bé, nó cũng là nhân tố chính cho máu đông máu, cơ và dây thần kinh hoạt động bình thường, và tim đập bình thường. Hầu hết canxi trong cơ thể đều được tìm thấy bên trong xương.

Và ở em bé đang phát triển cần một lượng canxi khá lớn. Nếu mẹ không cấp đủ canxi để duy trì nhu cầu của em bé thì cơ thể sẽ tự động chuyển canxi từ xương mẹ sang cho em bé, làm giảm khối lượng xương và khiến mẹ có nguy cơ bị loãng xương, xương bị xốp, dẫn đến xương yếu, giòn dễ gãy.

§ Tại sao phải bổ sung thêm sắt trong khi mang thai?

Sắt là một khoáng chất quan trọng của hemoglobin, chất trong máu mang oxy khắp cơ thể. Sắt cũng mang oxy trong cơ bắp, giúp chúng hoạt động tốt, giúp tăng sức đề kháng đối với stress và bệnh tật. Mà cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn trong thai kỳ; do đó, điều quan trọng là nạp đủ sắt hơn trong khi đang mang thai giúp cơ thể cả hai mẹ con đều nhận đủ oxy, giúp bạn tránh các triệu chứng mệt mỏi, yếu đuối, khó chịu và trầm cảm.

Thèm ăn trong khi mang thai là rất bình thường, hầu như chị em nào cũng đều gặp phải, nếu các mẹ tự nhiên thèm ăn một loại thức ăn nào đó mà nó có ích, cung cấp dinh dưỡng thiết yếu thì cứ vô tư mà thỏa mãn nhu cầu bản thân nhưng nếu ham muốn ăn uống của các mẹ khi mang thai món ăn không tốt, ngăn cản hấp thụ các dinh dưỡng quan trọng khác trong chế độ ăn uống hàng ngày thì hãy cố gắng áp dụng thực đơn ăn vào con không vào mẹ giới thiệu ở trên đây, tạo ra sự cân bằng hơn trong chế độ ăn thai kỳ. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật mạnh khỏe và bé yêu phát triển tốt nhất nhé.

Phương Dung (TH)

Tin liên quan

Những thực phẩm ăn vào con chứ không vào mẹ dinh dưỡng nhất các bà bầu không nên bỏ qua

Mang thai thì các mẹ đừng quên chọn những thực phẩm ăn vào con chứ không vào mẹ để cơ...

Mẹ bầu có nên ăn cua khi mang thai?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng có nên ăn cua khi mang thai? Ba tháng đầu mang thai có nên...

Những lời khuyên giảm đau nhức khi mang thai cực hiệu quả cho bà bầu

Tình trạng đau nhức khi mang thai, nhức mỏi toàn thân gây khó chịu và không thoải mái không ít...

Tổng hợp những phong cách ăn mặc quần áo bầu mùa hè thời trang nhất

Việc có em bé không có nghĩa là chị em phải ăn mặc nhàm chán trong suốt 9 tháng. Mùa...

Kiến thức khi mang thai các mẹ cần biết: Bà bầu giảm thị lực có đáng lo ngại?

Mắt mờ dần khi mang xảy ra ở khoảng 15% phụ nữ, không quá phổ biến nhưng cũng không phải...

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

3 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

3 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

3 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 2 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 2 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 17 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 17 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 18 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình