"Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)" ở người lớn là gì?

"Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)" là một chứng rối loạn phát triển với đặc trưng là có sự ràng buộc mạnh mẽ và hứng thú bị hạn chế dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ giữa người với người. "Phổ" trong phổ tự kỷ có nghĩa là "liên tục" và ASD bao gồm bệnh tự kỷ, tự kỷ chức năng cao và hội chứng Asperger.

ASD gây khó khăn trong giao tiếp và các mối quan hệ giữa người với người ở người bệnh. Ảnh minh họa: Internet

ASD giống như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và xuất hiện các triệu chứng từ khi còn nhỏ nhưng ngày càng có nhiều trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh khi trưởng thành. Nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng và chỉ số thông minh trên mức trung bình thì ngay cả khi xuất hiện các triệu chứng từ thời thơ ấu, người bệnh vẫn có thể nhận thấy những khó khăn trong cuộc sống xã hội và các mối quan hệ sau khi trở thành người trưởng thành. Trong những năm gần đây, có nhiều trường hợp chẩn đoán mắc ASD ở người lớn hơn là trẻ em.

Đặc trưng trong giao tiếp ASD ở người lớn

Người mắc ASD không thể suy nghĩ trên lập trường của người khác. Ảnh minh họa: Internet

Một trong những đặc trưng trong giao tiếp của người mắc ASD là “không giỏi đứng trên lập trường của người đối diện và suy nghĩ theo quan điểm của người khác”. Họ thường gặp khó khăn trong giao tiếp do không nắm bắt được cảm giác khoảng cách của đối phương và thốt ra những lời vô ý.

Đây là một ví dụ về trường hợp “không giỏi đứng trên lập trường của người đối diện và suy nghĩ theo quan điểm của người đó”: Anh A là một nhân viên văn phòng mắc chứng ASD ở tuổi trưởng thành, đã đề nghị với sếp là muốn được đào tạo về cách sử dụng phần mềm kinh doanh cho máy tính cá nhân. Khi sếp hỏi lý do, anh A đã trả lời rằng: “Nghe nói nếu biết cách sử dụng phần mềm này thì sẽ có lợi khi thay đổi công việc”.

Ông chủ nghe vậy thì tức lộn ruột nhưng anh A vẫn không hiểu tại sao sếp lại tức giận. Bằng cách này, bởi vì không giỏi đứng trên lập trường của người đối diện và suy nghĩ theo quan điểm của người đó nên cho dù không ác ý vẫn có thể sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, ASD còn được thấy qua đặc trưng "giải thích từ ngữ theo nghĩa đen" và "năng lực tưởng tượng kém". Họ gặp khó khăn trong việc đoán tình hình từ nét mặt và sắc thái của lời nói hoặc không hiểu rõ đó là lối nói xã giao hay bông đùa. Ngoài ra, có trường hợp khó đưa ra phản ứng hoặc nhận định với nhiều cách diễn đạt thường được sử dụng trong cuộc sống và công việc hằng ngày.

Khó khăn ASD ở người lớn do có sự ràng buộc mạnh mẽ

Bệnh nhân ASD thường đắm chìm trong những việc mình yêu thích mà quên đi công việc. Ảnh minh họa: Internet

Một trong những đặc trưng khác của ASD là "ràng buộc mạnh mẽ và hứng thú bị hạn chế" cũng gây cản trở trong cuộc sống. Ví dụ, một số người quên công việc và đắm chìm trong game vì đặc trưng của nó là đối tượng hứng thú của người bệnh có hạn và họ thường đắm chìm trong những việc mình yêu thích mà quên đi công việc. Do sự ràng buộc mạnh mẽ của mình mà họ thường không có khả năng phản ứng với các tình huống bất thường và thường bị xem là "không linh hoạt".

Các triệu chứng thứ phát của ASD ở người lớn

Những người mắc ASD thường bị nghĩ rằng họ "không quan tâm, không suy nghĩ cho người khác" hoặc "không thể nắm bắt được bầu không khí" vì những đặc trưng đó. Do đó, họ thường bị cô lập tại nơi làm việc, chính vì nguyên nhân đó mà có nhiều trường hợp dẫn đến các triệu chứng thứ cấp. Triệu chứng thứ cấp một triệu chứng đi kèm, có thể dẫn đến “tự cô lập với xã hội” hoặc “bệnh trầm cảm” do tình trạng bị cô lập trong các mối quan hệ giữa người với người. Ngoài ra, những người mắc ASD nhạy cảm với lo lắng và sợ hãi nên họ dễ bị căng thẳng dữ dội và kéo theo "rối loạn lo âu" hoặc "ám ảnh xã hội".

 Bệnh nhân ASD dễ bị hiểu lầm là không suy nghĩ cho người khác nên thường bị cô lập ở nơi làm việc. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, cũng thường xảy ra trường hợp mắc cả 2 chứng ASD và ADHD. Các đặc trưng "tăng động giảm chú ý" của ADHD mặc dù có vẻ khá khác với ASD nhưng trong các tình huống chẩn đoán trên thực tế, các triệu chứng của ADHD và ASD có điểm giống nhau.

Chẳng hạn như nó được nêu ra với những đặc trưng tương tự nhau như khó kiểm soát cảm xúc và tính bốc đồng. Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy 59% người lớn mắc chứng ASD thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD. Mặc dù có những trường hợp rất khó để phân biệt giữa hai bệnh nhân này nhưng để có có phương pháp điều trị thích hợp cần phải phân loại và xác định một cách cẩn thận.

ASD ở người trưởng thành cần tìm một nơi để tỏa sáng!

Đến thời điểm hiện tại vẫn không có loại thuốc nào có thể đem lại hiệu quả trong việc điều trị ASD. Do đó, thay đổi suy nghĩ và cách thức hành động của chính người đó hoặc cải thiện hành động chính là trọng tâm của việc điều trị. Đặc biệt là phải học được các kỹ năng xã hội để sống trong xã hội. Do đó, có những cơ sở y tế đang vận hành các nhóm chăm sóc chuyên môn phù hợp với từng mục tiêu của người bệnh cho những người đang tìm kiếm việc làm hoặc những người đang đi làm.

Có những cơ sở y tế đang vận hành các nhóm chăm sóc chuyên môn phù hợp với từng mục tiêu của người bệnh ASD. Ảnh minh họa: Internet

Bằng cách hiểu rõ các đặc điểm của bản thân và học cách xử lý với các tình huống mà bản thân không giỏi thì các khía cạnh như "sự ràng buộc" và "đắm chìm vào những việc bản thân có hứng thú" của ASD có thể hoạt động một cách tích cực.

Công việc có quy tắc và khuôn mẫu vững chắc (kế toán, pháp lý,...) hoặc công việc có thể xử lý các con số một cách logic (lập trình viên,...) là những công việc có khả năng cao phù hợp với các đặc điểm của ASD. Do đó, hãy xác định những gì bản thân giỏi và không giỏi, xem xét ngành nghề cụ thể mà bản thân muốn theo.

Những người xung quanh có thể hỗ trợ điều gì?

Những người xung quanh cần hiểu đặc điểm của người bệnh và quan tâm đến họ dựa theo những đặc điểm đó. Ví dụ, ở nơi làm việc, thay vì yêu cầu nhiều công việc cùng một lúc mà hãy yêu cầu từng công việc một để họ có thể tập trung vào công việc của mình, đó là đã giúp ích cho họ rất nhiều.

  Bệnh nhân ASD thường mắc chứng “rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở mèo” nên hãy chú ý. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, bệnh nhân ASD thường mắc chứng “rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở mèo”, hội chứng này thường khiến họ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Trong trường hợp đó, cần để ý đến âm thanh và cố gắng để có thể làm việc trong môi trường yên tĩnh.