Phụ nữ tuổi 30 đang bước vào giai đoạn lão hóa tự nhiên. Cơ thể lúc này sẽ thay đổi nhiều so với những năm trước và biểu hiện rõ nét nhất qua tình trạng sức khỏe. Vậy làm thế nào để duy trì sức khỏe và hạn chế tốc độ lão hóa? Tất cả sẽ được giải đáp qua 8 điều bạn cần biết về chăm sóc sức khỏe phụ nữ U30 dưới đây:

1. Chú ý chăm sóc da hơn

Da bạn sẽ dễ gặp vấn đề do các tế bào da không còn khả năng tái tạo nhanh như khi còn trẻ - Ảnh: Internet

Làm da xuất hiện nếp nhăn là dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận rõ rệt nhất. Da bạn sẽ bớt tươi sáng vì các tế bào da lúc này không tái tạo nhanh như khi còn trẻ. Đây là diễn biến bình thường của sự lão hóa nên bạn không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần chú ý chăm sóc da và sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm, chống nắng, dưỡng da thường xuyên là được.

2. Chăm sóc sức khỏe tâm lý để không rơi vào tình trạng stress

30 tuổi phụ nữ sẽ có nhiều vấn đề phải bận tâm hơn như sự nghiệp, gia đình, các mối quan hệ xã hội,… Đồng nghĩa với điều này là bạn sẽ phải đối mặt với căng thẳng thường xuyên dẫn đến nguy cơ stress. Vì thế, việc điều chỉnh tâm lý và duy trì sức khỏe tinh thần là cách tốt nhất giúp bạn đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, bạn cần duy trì cho mình chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh. Bạn nên tập thể thao thường xuyên và tránh xa những hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, hạn chế sử dụng những chất kích thích như bia, rượu...

Đời sống tinh thần cũng quan trọng không kém gì sức khỏe cơ thể - Ảnh: Internet

3. Đặc biệt chăm sóc sức khỏe khi mang thai

Nếu bạn có lối sống lành mạnh và sức khỏe tốt thì quá trình mang thai sẽ diễn ra bình thường và đứa trẻ cũng sẽ khỏe mạnh. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai sau tuổi 30 thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn. Vì thế cần đặc biệt chú ý chăm sóc cơ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

4. Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên 

Thói quen ghi chép lại tình trạng sức khỏe của bản thân là rất quan trọng và cần thiết. Khi đi khám, bác sĩ có thể dựa vào đó để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn và hướng dẫn cách phòng ngừa.

5. Hỏi ý kiến của bác sĩ khi cần thiết

Đối với bất kì vấn đề nào liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng… mà bạn không hiểu rõ hoặc còn mơ hồ thì đừng ngần ngại hỏi bác sĩ. Cùng với đó bạn nên mang theo những ghi chép như hướng dẫn kể trên để có được câu trả lời chính xác nhất.

Đối với bất cứ vấn đề gì không hiểu, không biết thì nên hỏi bác sĩ - Ảnh: Internet

6. Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn

Bạn sẽ thấy cơ thể dần trở nên chậm chạp hơn khi bước vào độ tuổi U30. Chính vì vậy, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.

7. Thực hiện một số xét nghiệm tầm soát

- Đo huyết áp

- Cân nặng

- Kiểm tra mắt

- Khám răng

- Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục….

- Tiêm các loại vắc xin cần thiết

Để đảm bảo sức khỏe tuổi 30 bạn nên tiêm vắc xin miễn dịch một số căn bệnh phổ biến như viêm gan A, viêm gan B, cúm, uốn ván...