Phòng lây nhiễm đậu mùa khỉ từ quần áo, bề mặt
Virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ thường lây lan qua con đường tiếp xúc da kề da với vết phát ban truyền nhiễm, dịch cơ thể hoặc dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh người dân cần nhận thức được nguy cơ khi lây truyền virus này trên bề mặt.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (US CDC), virus Mpox có thể tồn tại trên các bề mặt từ 15 ngày trở lên, đặc biệt là trong môi trường tối, mát và khô.
Các vật liệu xốp như ga trải giường và quần áo có thể chứa virus này trong thời gian dài hơn các bề mặt khác như nhựa, kim loại và thủy tinh...
TS Brian Mangum, nhà dịch tễ học tại Đại học Khoa học Y tế Antigua, cho biết sự tồn tại của virus đậu mùa khỉ cho thấy tầm quan trọng của việc khử trùng đúng cách các vật dụng hoặc bề mặt có thể tiếp xúc với nó.
Cách khử trùng bề mặt
TS Mangum cho rằng Mpox có thể tồn tại trên các bề mặt trong một thời gian dài vì loại virus này có một lớp vỏ bọc bảo vệ bên ngoài. Dù vậy, Mpox vẫn rất nhạy cảm với các chất khử trùng thông thường trong gia đình.
“Khi làm việc với những vật dụng có khả năng bị nhiễm virus, chúng ta cần nhớ sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp như găng tay dùng một lần, kính bảo vệ mắt và khẩu”, TS Magnum nói.
TS Shanina Knighton, nhà khoa học về y tế và chuyên gia phòng chống nhiễm trùng, cho hay dù chất khử trùng gia dụng có thể tiêu diệt virus Mpox trên bề mặt, các gia đình vẫn phải tuân thủ chặt chẽ và chính xác các hướng dẫn cho từng sản phẩm cụ thể.
Cách làm sạch quần áo và đồ vải bị nhiễm virus
Liên quan việc giặt khăn trải giường, quần áo và khăn tắm, TS Knighton nhận định làm sạch các vật dụng này trong máy giặt bằng nước nóng và chất tẩy rửa thông thường là đủ.
Bà nói: “Một số người có thể sử dụng thêm các chất tẩy hoặc chất khử trùng cho quần áo. Tuy nhiên, đây là điều không bắt buộc để làm giảm nguy cơ nhiễm virus Mpox”.
Song điều quan trọng là phải để khăn trải giường và quần áo trải qua chu trình giặt, xả và phơi khô hoàn chỉnh. Ngoài ra, mọi món đồ bị nhiễm bẩn cần phải được để riêng với đồ giặt thông thường.
TS Knighton lưu ý mọi người khi xử lý đồ vải bị nhiễm bẩn cũng nên cẩn thận để tránh lây lan virus. Một số việc có thể làm là rửa tay, đeo găng tay để xử lý các vật dụng bị bẩn.
Bà gợi ý: “Mọi người nên cho quần áo trực tiếp vào máy giặt, đồng thời cố gắng hạn chế chạm vào quần áo bẩn. Nếu sử dụng găng tay, sau khi tháo ra, chúng ta nên rửa tay lại sạch sẽ, sau đó đóng nắp và chọn các chế độ giặt trên máy”.
Theo vị chuyên gia này, nếu không rửa tay sạch sẽ, chúng ta có nguy cơ bị lây nhiễm chéo khi đưa virus từ đồ giặt ra ngoài, làm nhiễm bẩn nắp hay các nút của máy.
Nếu không có sẵn thiết bị giặt là tại nhà, US CDC khuyến cáo người dân nên phối hợp với các cơ sở y tế công cộng tại địa phương để tìm các phương án giặt là thích hợp.
Xà phòng và nước có đủ không?
TS Manoj Gandhi, Giám đốc Y tế cấp cao của Giải pháp Thử nghiệm Di truyền tại Thermo Fisher, khẳng định việc rửa tay bằng xà phòng và nước là đủ để tiêu diệt virus Mpox. Tuy nhiên, yêu cầu là chất tẩy rửa phải có chứa ít nhất 60% cồn. Đây là điều kiện lý tưởng nhất để vệ sinh tay đúng cách.
Vị chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất là chúng ta phải đảm bảo rửa tay kỹ, đúng cách, bao gồm cả việc làm sạch mu bàn tay và dưới móng tay.
Ông nói: “Vệ sinh tay tốt là có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan virus ra cộng đồng”.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....