Các nhà sử học đã phát hiện ra rằng Hoàng đế Càn Long sống lâu vì ông chú ý đến việc giữ gìn sức khỏe và thực hiện một hành động đơn giản mỗi ngày là nuốt nước bọt. Động tác này cũng được Đông y gọi là “ngọc thiềm ẩm tân công”.
Trong y học cổ đại, nước bọt được gọi là “kim tân ngọc dịch”. Đạo gia giảng rằng, chỉ cần đơn giản nuốt nước bọt tiết ra dưới lưỡi có ý thức nuốt xuống, kiên trì, quanh năm không ngừng có thể tăng cường sinh mệnh, kéo dài tuổi thọ.
Theo dược học cổ truyền, nước bọt vị mặn, tính bình, không độc, là một loại tân dịch hình thành bởi sự kết hợp tinh túy nhất giữa nước và ngũ cốc, có công dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, làm tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch, giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da, thông khiếu và kéo dài tuổi thọ. Thường được dùng để bồi bổ tạng phủ, chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, phá các màng mộng, giải độc...
Tại sao nuốt nước bọt tốt cho tuổi thọ?
Nước bọt giúp hấp thụ chất dinh dưỡng
Cơ thể chúng ta hàng ngày cần rất nhiều chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng này thường cần đến amylase.
Nước bọt chứa một lượng lớn amylase, có thể giúp cơ thể hòa tan hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong thực phẩm khi ăn và giúp hấp thụ tốt hơn.
Chỉ bằng cách nhai thường xuyên, miệng mới có thể tiết ra nhiều nước bọt, vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên nhai kỹ thức ăn, điều này thực sự giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Chỉ cần nhai thường xuyên, miệng sẽ sản xuất một lượng lớn nước bọt. Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên nhai kỹ thức ăn, trên thực tế cũng cho phép cơ thể con người hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Nước bọt có thể diệt khuẩn
Sở dĩ nước bọt được gọi là “kim tân ngọc dịch” bởi có chứa một chất gọi là enzyme, có khả năng khử trùng.
Chúng ta đều biết rằng trong khoang miệng có rất nhiều vi khuẩn, nhưng miệng có thể giữ gìn sức khỏe là bởi vì nước bọt trong miệng đóng một vai trò diệt khuẩn rất tốt.
Khi nuốt, nước bọt có thể tiêu diệt vi khuẩn trong dạ dày và ruột, đồng thời giúp sản xuất niêm mạc dạ dày, từ đó bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa của chúng ta.
Rất nhiều người có thói quen ngậm ngón tay trong miệng khi bị đứt hay chảy máu, sau một lúc sẽ không thấy chảy máu nữa. Trên thực tế là nhờ vào tác dụng diệt khuẩn hiệu quả của nước bọt có thể cầm máu, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
Cũng bởi lý do này mà chúng ta thường thấy động vật trong tự nhiên khi bị thương đều sử dụng lưỡi để liếm vết thương.
Nước bọt giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nước bọt có chứa một chất gọi là enzyme lylic, có thể hòa tan và bài tiết vi trùng trong cơ thể một cách hiệu quả, do đó số lượng vi trùng trong cơ thể có thể giảm đi rất nhiều, hệ thống miễn dịch sẽ không bị phá hủy và sức đề kháng được cải thiện rõ rệt.
Nước bọt có thể chống lão hóa
Theo ghi chép lịch sử, Hoàng đế Càn Long ở tuổi 80 vẫn có thể cưỡi ngựa đi săn. Đại sứ Anh khi tham dự sinh nhật lần thứ 83 của Hoàng đế Càn Long phát hiện Hoàng đế động tác nhanh nhẹn, phong độ hoạt bát, trên mặt không có dấu vết tuổi già, luôn cười tủm tỉm và nhìn qua không quá 60 tuổi.
Điều này cho thấy “ngọc thiềm ẩm tân công” (nuốt nước bọt) mà Hoàng đế Càn Long làm hàng ngày thực sự khởi tác dụng rất tốt.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước bọt có chứa hormone tuyến mang tai nước bọt, có thể phân hủy hiệu quả các gốc oxy tự do trong cơ thể, từ đó giúp cơ thể chống lại sự lão hóa.
Khi chúng ta già đi, lượng nước bọt tiết ra trong miệng sẽ giảm dần, do đó, việc nuốt nước bọt thường xuyên mỗi ngày có thể làm tăng hàm lượng hormone tuyến nước bọt mang tai trong cơ thể, từ đó giúp chống lão hóa.