Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi rất nguy hiểm bởi sức đề kháng ở độ tuổi này rất yếu. Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh tuy là lành tính nhưng nếu cha mẹ không nắm rõ nguyên nhân, không chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm dẫn đến nguy cơ tái sốt thường xuyên và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ sau này. Có trẻ chỉ bị sốt phát ban một lần và một số sức đề kháng yếu có thể bị tái lại nhiều lần.

Sốt phát ban là bệnh lây nhiễm do virus human herpes 6 hoặc trong một số trường hợp là do virus human herpes 7 gây ra. Nguyên nhân lây nhiễm là do các virus phát tán từ tia nước bọt trong không khí qua đường hô hấp khi trẻ hắt hơi, sổ mũi trong môi trường công cộng như bệnh viên, trường học, nhà trẻ, khu vui chơi…

Sốt phát ban ở trẻ thường xuất hiện bất thình lình qua cơn sốt cao khiến nhiều cha mẹ không kịp nhận ra đúng bệnh của bé để điều trị đúng cách. Nếu các triệu chứng không nặng, sốt phát ban có thể tự khỏi mà không cần đến điều trị. Các dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sẽ rất hữu ích cho các bậc phụ huynh.

Sốt phát ban ở trẻ biểu hiện qua cơn sốt cao gần 40 độ

- Sốt:  Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ dễ nhận biết nhất là sốt 39,5°C ngay khi nhiễm bệnh, cơn sốt thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Ngoài ra có thể kèm theo viêm họng, sổ mũi, ho và các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ. Đôi khi là tiêu chảy nhẹ, chán ăn, sưng mí mắt.

- Phát ban: sau khi hết sốt, sẽ xuất hiện những mảng nhỏ màu hồng, chúng thường phẳng hoặc sưng lên hơi cộm và có thể có một quầng trắng bao quanh nó.  Chúng lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay. Có thể lan tới chân và mặt, thường không ngứa hay làm khó chịu và có thể biến mất sau vài giờ tới vài ngày.

Ngoài ra, còn một loại sốt phát ban nữa do virus rubella gây ra hay còn gọi là ban đào, cha mẹ cũng cần lưu ý. Loại này ban đầu xuất hiện ở mắt, sau đó lan dần xuống chân, thời gian phát kéo dài 3 ngày có các biểu hiện kèm theo như tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ, một số trẻ sẽ có triệu chứng đau khớp.

Xuất hiện những mảng màu hồng khi phát bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Điều trị sốt phát ban ở trẻ nhỏ như thế nào?

Sau khi bác sĩ chẩn đoán, xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể chống lại sốt phát ban và theo sát hướng dẫn về liều lượng chỉ định thuốc để kiểm soát sốt cao bao gồm acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil hoặc Motrin), bạn nên lau người hạ sốt cho bé.  Tại nhà, cha mẹ cần có những chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế phát bệnh và biến chứng không lường trước được. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ ngơi trên giường giúp giảm nguy cơ lây lan virus tới trẻ khác. Cần rửa tay sạch chống khuẩn để hạn chế lây lan tới người có hệ miễn dịch yếu. Uống nước lọc, gừng, chanh, nước luộc thịt và các loại nước khoáng để cung cấp lượng nước thiếu hụt trong cơ thể trẻ trong thời gian phát bệnh.

Ngoài ra, cần kiêng cử để bệnh nhanh chóng khỏi bằng cách không ủ bệnh ở căn phòng tù túng và ẩm ướt, không để bé gãi lên da bằng tay. Khi tắm rửa cũng nên thận trọng vì sức đề kháng yếu sẽ dễ chuyển sang cúm và các bệnh nghiêm trọng khác. Không nên cho trẻ mặc quần áo bó sát người vì chất liệu vải dễ gây kích ứng da. Bên cạnh đó, thực phẩm khó tiêu như nước lạnh, nước đá, kem, trứng sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng hơn. Môi trường cũng là một trong các yếu tố quan trọng nuôi bệnh. Vì vậy, tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi khói bụi, hóa chất, thú cưng… Cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ bị sốt phát ban. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng.

Không cho trẻ dùng tay để gãi lên vết da khi sốt phát ban

Triệu chứng ban đầu của sốt phát ban ở trẻ và sốt xuất huyết khá giống nhau.  Cha mẹ cần tìm hiểu thêm để chẩn đoán đúng bệnh và hỏi ý kiến bác sĩ để chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất tùy vào cơ địa của mỗi trẻ.