Không khí có thể đi vào cơ thể trong quá trình nhai nhuốt thức ăn. Cơ thể sẽ đẩy không khí thoát ra ngoài bằng đường miệng, tạo nên âm thanh ợ. Quá trình này được gọi là ợ hơi. Ợ hơi là hiện tượng bình thường của cơ thể, không có gì nguy hiểm.Không khí có thể đi vào cơ thể trong quá trình nhai nhuốt thức ăn. Cơ thể sẽ đẩy không khí thoát ra ngoài bằng đường miệng, tạo nên âm thanh ợ. Quá trình này được gọi là ợ hơi. Ợ hơi là hiện tượng bình thường của cơ thể, không có gì nguy hiểm.

Tùy theo thể trạng, đặc điểm của mỗi người mà ợ hơi có thể không có mùi hoặc có mùi chua. Quá trình ợ hơi cũng có thể khiến cho lồng ngực cảm thấy khó chịu.

Ảnh minh họa: Internet

Một số nguyên nhân phổ biến gây ợ hơi là do:

- Ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột, đường, chất xơ

- Ăn nhiều thức ăn chiên rán, dầu mỡ, nhiều chất béo

- Nhai kẹo cao su

- Ăn uống quá nhanh, không nhai nuốt kỹ

- Hút thuốc lá

- Uống bia, đồ uống có ga

- Căng thẳng, stress...

Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý cụ thể:

Trào ngược dạ dày thực quản: Axit trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản kèm theo không khí khiến người bệnh bị ợ hơi với đặc điểm là ợ chua, ợ nóng

Viêm loét dạ dày: Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, tổn thương, tạo thành các vết loét ở niêm mạc

Nhiễm khuẩn Hp: Nhiễm trùng dạ dày có thể gây ợ hơi

Đầy hơi, ăn không tiêu: Rối loạn dạ dày - ruột khiến bệnh nhân thấy khó chịu vùng bụng, chướng bụng, thức ăn tiêu hóa chậm hoặc không tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn..

Nếu ợ hơi nhiều sau ăn kèm theo cảm giác khó chịu và nhiều triệu chứng bất thường khác thì nên đi khám để có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý và được bác sĩ tư vấn phương án điều trị dứt điểm.

Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Nội