Cụ thể, phân tích về hành vi của Thái, luật sư Thơm cho rằng bản tính ác độc tồn tại trong con người nhưng chưa có cơ hội bộc lộ ra bên ngoài. Khi sống với mẹ bé V.A là người phụ nữ hiền lành, nhẹ nhàng, giàu tình cảm, sống nội tâm nên không Thái không có cơ hội nào, dù là nhỏ nhất để đánh chửi mẹ con. Tuy nhiên khi Thái gặp Trang là đối tượng có chung bản tính nên cả hai đã sớm lộ ra bản chất ác độc, ích kỷ.

Do cả cùng hai ác độc nên chúng không có sự khắc chế lẫn nhau, người này bạo hành thì người kia đứng nhìn, hù vào cùng chửi thô tục hoặc cả hai cùng đánh và làm nhục cháu. Đứng trước pháp luật, sự sợ hãi trừng phạt và được chuẩn bị kỹ trước phiên Tòa nên chúng đã bao biện cho tội ác nhằm làm giảm tính nguy hiểm của hành vi, cho rằng nhu nhược, hoặc không lý giải được tội ác. Bởi chúng ý thực được việc bạo hành cháu vì động cơ đê hèn, côn đồ thì càng phải phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh nhất của pháp luật.

 Thái nhiều lần cùng Trang đánh bé V.A 

Ngoài ra, vấn đề đặt ra sau này, nếu bản án 8 năm được thi hành và bị cáo chấp hành xong hình phạt về địa phương thì sẽ tiềm ẩn nguy hiểm về an toàn cho gia đình cháu bé còn lại khi mà bị cáo nói lời sau cùng xin được giảm nhẹ hình phạt để chăm sóc con.

Trang và Thái tại phiên xử đầu tiên vào ngày 21/7 

Hiện nay tại Việt Nam không có bất kỳ quy định nào về tước quyền làm cha. Bởi quyền được có cha mẹ là quyền nhân thân cơ bản của mỗi con người và được Hiến pháp và Pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Về mặt pháp luật, bị cáo có 2 con là cháu N.T.V.A, sinh năm 2013 (đã chết) và cháu trai, sinh năm 2015

Với bản chất ác độc, lạnh lùng cùng bạn gái tham gia đánh dã man, tàn ác con gái rất ngoan, dễ thương như một thiên thần như vậy thì đối tượng có còn xứng để là "Cha" và được thăm gặp cháu trai nữa hay không. Ai có thể dám khẳng định chắc chắn đối tượng không tái diễn hành vi tàn ác?

Để ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy, sau này cần thiết đề nghị Tòa dân sự nơi giải quyết ly hôn ra quyết định không cho thăm gặp cháu trai theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

 

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1.Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Điều 86. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1.Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2.Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.