Những việc tưởng chừng đơn giản nhưng giúp bà bầu phòng ngừa viêm tai giữa trong thai kỳ
Dấu hiệu bà bầu viêm tai giữa bắt đầu từ tai và ảnh hưởng đến toàn thân
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu dễ có nguy cơ đối mặt với rất nhiều chứng bệnh, trong đó có cả viêm tai giữa.
Bác sĩ Nội trú Ngô Thạnh Phát, Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, cho biết thời gian đầu, bà bầu bị viêm tai giữa sẽ có các triệu chứng đau tại tai bao gồm: Chảy dịch tai (trong trường hợp màng nhĩ thủng), cảm giác bít tắc hay đầy nặng tai.
Bên cạnh đó, bà bầu còn có những triệu chứng toàn thân khác như đau đầu, mệt mỏt, sốt cao, nhức mỏi toàn thân, chán ăn, chảy nước mắt hoặc dịch mũi…
Bác sĩ Phát thông tin: “Trên thực tế, viêm tai giữa có nguyên nhân rất đa dạng, thông thường do nhiễm siêu vi hay vi khuẩn.
Viêm tai giữa cấp xảy ra do các nhóm vi sinh vật xâm nhập vào tai giữa. Những tác nhân vi sinh này có liên quan các bệnh lý mũi họng thông thường như cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm amidan hay viêm V.A…”.
Bà bầu vị viêm tai giữa có nguy cơ gây tắc nghẽn lỗ vòi nhĩ (vòi thông nối giữa tai giữa và hầu họng). Quá trình bít tắc này gây ra tình trạng tích tụ dịch tai giữa, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Một số trường hợp có thể giảm sức nghe tạm thời do hiện tượng tích tụ dịch.
Bà bầu phòng và điều trị bệnh viêm tai giữa như thế nào?
Bác sĩ Phát cho biết bà bầu bị viêm tai mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc sử dụng thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nếu chị em không cẩn thận.
Do đó, khi có các dấu hiệu của viêm tai giữa, bà bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá. Từ đó, có phác đồ triều trị thích hợp trong thai kỳ.
Để phòng tránh bệnh viêm tai giữa, bác sĩ Phát nhấn mạnh bà bầu khi tắm hoặc vệ sinh cơ thể không nên để nước vào tai. Nước vào tai có thể gia tăng độ ẩm, tạo môi trường cho vi khuẩn có hại gây bệnh. Sau khi tắm xong, bà bầu cần sử dụng tăm bông lau nhẹ giúp tai khô ráo.
Phòng ngủ và môi trường sống của bà bầu cũng cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng. Các vật dụng thường dùng ngày ngày cùng chăn, màn trong phòng ngủ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe bà bầu và thai nhi.
Bên cạnh lối sống khoa học, lành mạnh, bà bầu cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng. Ăn uống đủ chất sẽ giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa hiệu quả các chứng bệnh liên quan đến tai – mũi – họng.
Ngoài ra, bác sĩ Phát khuyến cáo bà bầu không nên ăn các thực phẩm quá cứng. Quá trình nhai thức ăn cứng có thể ảnh hưởng đến vùng tai của chị em.
Giai đoạn nhạy cảm này, bất cứ tác động mạnh nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tai – mũi – họng của bà bầu nói riêng và tổng quan sức khỏe của mẹ, bé nói chung.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.