Những thực phẩm cần tuyệt đối tránh nếu đang uống kháng sinh
Trên thực tế, thực phẩm tương tác với kháng sinh theo ba cách: Ngăn chặn sự hấp thụ của thuốc, làm chậm tốc độ hấp thụ thuốc, hoặc làm phản tác dụng của thuốc đối với cơ thể.
Theo các chuyên gia, trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần hạn chế thói quen sử dụng các sản phẩm sau đây:
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
Sữa tươi, sữa chua, phô mai… là những sản phẩm được khuyên không uống cùng kháng sinh. Bởi vì, canxi trong sữa kết hợp với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước. Hậu quả là thuốc không phát huy được tác dụng vì đã bị canxi kìm hãm, giảm đáng kể hiệu quả điều trị.
Thực phẩm giàu axit
Nhiều người có thói quen uống nước cam quýt để giảm sự khó chịu khi dùng thuốc. Thế nhưng, nước cam có chứa nhiều axit, cần uống xa thời gian dùng thuốc kháng sinh (khoảng 3 giờ) vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit, có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.
Thực phẩm nhiều chất xơ
Một số loại rau quả có chứa nhiều chất xơ có thể gây tiêu chảy nặng thêm khi bạn đang dùng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, các thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì tuy có thể tăng cường chất sắt và canxi cho cơ thể nhưng lại cản trở khả năng hấp thụ một số thuốc kháng sinh khi vào cơ thể.
Rượu
Nhiều dược sĩ đều chỉ ra rằng rượu không can thiệp bất lợi trực tiếp vào việc uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh và rượu có thể có tác dụng phụ tương tự nhau. Vì thế, nếu bạn uống cả hai cùng một lúc, chúng có thể gia tăng cơ hội bạn phải chịu trận với những nguy cơ buồn nôn, chóng mặt hoặc buồn ngủ...
Chưa kể, một số loại thuốc kháng sinh còn có nhiều khả còn năng gây ra những phản ứng nghiêm trọng nếu bạn uống rượu khi uống chúng.
Lưu ý: Khi dùng kháng sinh, chị cũng nên lưu ý thời gian uống thuốc để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất
Thời điểm thích hợp để kháng sinh phát huy hiệu quả
Những loại kháng sinh nên uống xa bữa ăn: Là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn. Nên uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Gồm có: nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin... ). Nhóm cephalosporin (cefuroxime, cefixim...). Nhóm macrolid (clarythromycin, azithromycin, erythromycin...).
Những loại kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn: Là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn, gồm có: nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin...). Nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol...). Nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin...).
Riêng loại viên bao tan trong ruột, không kể thuộc nhóm kháng sinh nào đều không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn nhưng tốt nhất vẫn nên uống lúc đói với 1 cốc nước nguội.
Có phải phụ nữ ngực to do động chạm nhiều? Nam giới càng làm một việc này chị em càng...
Có tin đồn ngực phụ nữ có thể to hơn nhờ massage hoặc xoa bóp nhiều khi quan hệ, điều này liệu có chính xác?
Thử ăn 4 thứ được đồn tạo mùi "vùng kín", cặp uyên ương nhận được kết quả bất ngờ khi...
Mặc dù không có nghiên cứu khoa học chính xác nào khẳng định rằng ăn uống có thể làm thay đổi mùi vị của "vùng kín" nhưng điều đó vẫn không ngăn được vô số tin đồn và suy đoán, chẳng hạn ăn dứa khiến "vùng kín" thơm như trái cây còn ăn tỏi sẽ gây ra mùi vì khó chịu.
Người vợ Sài Gòn 10 năm chưa biết "lên mây" là gì, mỗi lần quan hệ đều ám ảnh nghe...
Mỗi lần gần gũi đều thấy nhạt và chẳng hề biết đến cảm giác đạt đỉnh là gì nhưng khi chồng hỏi "em khoái không", chị Oanh lại gật đầu lia lịa.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.