Nhiều bố mẹ cho rằng thời gian bắt đầu ăn dặm của trẻ là 7 - 8 tháng tuổi, thậm chí một số người nghĩ sớm hơn 3 - 4 tháng. Vậy cho trẻ ăn dặm vào lúc nào nào là tốt?

Theo một số chuyên gia, thời gian tốt nhất để mẹ cho bé ăn dặm là trước 6 tháng tuổi. Nhưng chỉ nên cho bé tập làm quen bằng cách ăn thật ít. Bố mẹ cho ăn quá sớm lúc 4 - 5 tháng tuổi có thể gây hại cho tiêu hóa, gây suy thận thậm chí gây dị ứng với thức ăn. Ngược lại, nếu cho bé ăn quá trễ ở giai đoạn 7 - 8 tháng, trẻ sẽ khó ăn dặm do quá quen với bú sữa, lúc ấy rất dễ đứng cân.

Sau khi chọn được thời gian thích hợp, bố mẹ cần chú ý và tránh những thói quen có hại khi cho bé ăn dặm sau:

Ép ăn

Gia đình thường có suy nghĩ bé không ăn sẽ bị gầy, không đủ chất. Chính vì vậy, rất nhiều mẹ bỉm sữa đã sử dụng biện pháp tâm lý hay vật lý để bắt trẻ phải ăn hết công suất. Như vậy, trẻ dần dần dẫn đến tâm lý chán ăn, biếng ăn, thậm chí sợ ăn.

Ép trẻ ăn dặm thói quen cực kỳ xấu có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ - Ảnh Internet

Một số khảo sát từ Đại học Texas, Mỹ ghi nhận 100% người từng bị ép ăn lúc nhỏ đều bị tổn thương về mặt tinh thần. Thậm chí sau 20 năm họ vẫn nhớ đến cảm giác khó chịu ấy. Bên cạnh đó, có khoảng 55% số người trong đó cho rằng họ có triệu chứng đau dạ dày, và 20% người bị nôn ói khi bị ép ăn.

Không đa dạng thực phẩm

Ở mỗi giai đoạn, trẻ nên cần ăn các thực phẩm khác nhau giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Các dưỡng chất cần bổ sung bao gồm tinh bột trong gạo, yến mạch, protein trong thịt, trứng, cá hay rau củ quả và trái cây.

Mẹ nên tham khảo thêm thực đơn của các chuyên gia dinh dưỡng đồng thời quan sát sở thích của con để cân đối khẩu phần ăn, tạo điều kiện cho trẻ hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

Bố mẹ nên chú ý cân bằng các loại thức ăn, nhóm dưỡng chất trong quá trình cho trẻ ăn dặm - Ảnh: Internet

Không kiên trì

Có rất nhiều bà mẹ ban đầu nhẹ nhàng với trẻ, dụ trẻ bằng đồ chơi hay những vật kích thích thị giác để trẻ tập làm quen với việc ăn dặm. Nhưng sau một thời gian, mẹ lại không kiên trì thực hiện được việc “dụ trẻ” nữa, khẩu phần ăn lại không đa dạng khiến trẻ quấy khóc khiến xảy ra tình trạng ép trẻ ăn.

Chính vì vậy, bố mẹ nên lưu ý trong việc ăn dặm của trẻ cần hết sức kiên trì không được nản chí rồi tạo tâm lý không tốt cho trẻ.

Bố mẹ nên kiên trì cho trẻ ăn dặm, đừng nản chí, nóng nảy làm ảnh hưởng đến tâm lý của con - Ảnh: Internet

Lạm dụng đường và nước trái cây

Ở độ tuổi ăn dặm, bé không cần bổ sung nước trái cây. Đây là loại nước thường được cho thêm đường để tạo cảm giác ngon hơn khi uống. Thay vào đó, bố mẹ nên cho bé uống nước lọc và sữa. Trong hay thức uống này đã có đủ những dưỡng chất cần thiết cho con phát triển. Việc lạm dụng đường rất dễ khiến trẻ có thói quen ăn ngọt, tạo điều kiện cho bệnh tăng cân, béo phì ở trẻ.

Thay vì uống nước hoa quả hãy cho bé tập quen dần với việc ăn hoa quả tươi. Hãy chọn cho bé những loại hoa quả mềm không chua như chuối, xoài cát, hồng xiêm…

Bố mẹ hãy tìm hiểu và trang bị đầy đủ các kỹ năng cũng như tâm lý vững vàng trong suốt quá trình tập cho con ăn dặm. Bản thân ba mẹ cũng nên đa dạng bữa ăn trong gia đình không nên kén chọn, điều này sẽ hình thành thói quen kén ăn ở trẻ.