6 tháng tuổi được coi là thời điểm vàng để bé bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ tương đối hoàn chỉnh, đã có thể làm quen với một số thực phẩm ăn dặm khác ngoài sữa mẹ.
Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý, thời điểm ăn dặm lúc này chỉ là bước khởi đầu cho bé tập làm quen với thực phẩm còn sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho bé.
Với các bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ 6 tháng tuổi, tức là trong khoảng 1-2 tuần đầu, mẹ có thể giới thiệu cho con một số món hoa quả chín hay rau củ nghiền mịn trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức như: bơ, chuối, đu đủ, khoai lang, bí đỏ, khoai tây. Hoặc cũng có thể chuyển sang một số muỗng bột ăn liền dành cho trẻ ăn dặm nấu chín hoặc cháo trắng.
Khi trẻ đã ở giai đoạn cuối tháng thứ 6 có thể dùng các loại bột ăn dặm với thực phẩm được "nâng cấp hơn" như thịt, cá, rau, 2 bữa cháo/ ngày kèm thêm bữa ăn phụ gồm hoa quả nghiền.
Bên cạnh thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, nhiều mẹ cũng băn khoăn về vấn đề có nên nêm muối vào món ăn cho trẻ 6 tháng tuổi hay không? Theo Anh Nguyễn, bác sĩ dinh dưỡng hiện đang làm việc tại Bệnh viện Hoàng gia Worcester, Anh Quốc, việc thiếu hụt Natri là rất hiếm ở trẻ khỏe mạnh vì khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức đã cung cấp 1 lượng Natri đủ. Hơn nữa, các thực phẩm bản thân cũng chứa 1 lượng Natri không nhỏ, do đó, trẻ dưới 1 tuổi có thể nhận đủ Natri mà không cần phải thêm muối vào.
Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế Anh dành cho cha mẹ 2017, không nêm muối/nước mắm/nước tương (trẻ em) vào thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau giai đoạn 1 tuổi, lượng gia vị được thêm vào thực phẩm ăn dặm cho bé được phân bổ đầy đủ hơn.
Dưới đây là một số thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo: