Khoai tây chiên

Ảnh minh họa: Internet

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình đã đầy bụng sau một bữa tối no nê nhưng vẫn còn muốn ăn thêm món tráng miệng nữa không? Tình trạng này là do tâm lý mặc dù bạn đã no rồi nhưng nhìn thấy còn đồ ăn nên lại cảm thấy đói. Kết quả là, cơn thèm ăn vẫn còn tiếp tục và bạn lại muốn ăn thêm nhiều loại thực phẩm khác.

Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn ăn các thức ăn vặt có vị mặn như khoai tây chiên. Cơ thể có thể thấy no vì có thành phần muối nhưng vẫn cần năng lượng đường và glucose, nên thực chất thì bạn vẫn còn đói bụng và muốn ăn thêm nữa.

Nước ép cam

Nước ép cam không phải là một lựa chọn tốt để thỏa mãn cơn đói của bạn. Một nghiên cứu công bố trong Tạp chí Nature đã cho thấy carbohydrate dạng lỏng có khả năng làm no thấp hơn 17% so với carbohydrate dạng rắn. Thế nên, khi đói bụng quá thì bạn nên tìm thứ khác để ăn thay vì tìm cách thỏa mãn cái bụng đói của mình bằng một loại thức uống như nước cam.

Nước trái cây sẽ làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn chỉ có cảm giác no ngắn ngủi nhưng lại đói cồn cào không lâu sau đó. Không những thế, cam còn có thành phần rất giàu axit, nên có thể gây ợ nóng và làm trầm trọng hơn các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Ảnh minh họa: Internet

Các loại bánh nướng, bánh bột nhồi

Thành phần men trong bột của các loại bánh nướng và bánh bột nhồi. Chính chất này sẽ làm kích thích dạ dày, gây triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, khiến bạn mất cảm giác ngon miệng và khó chịu trong người, bụng chướng.

Khoai lang

Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc và yêu thích của nhiều người. Loại củ này tốt cho đường điêu hóa, chứa nhiều tinh bột giống như gạo, tuy nhiên, bạn không nên ăn chúng khi đói. Khoai lang chứa nhiều tannin và chất nhựa, ăn khi đói sẽ kích thích tiết nhiều axit dạ dày, gây khó chịu, cồn cào. Ngoài ra, ăn khi đói, các chất trong khoai lang sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, tạo cảm giác đầy bụng, ợ chua.

Chuối

Chuối chứa nhiều magie, vitamin C tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, ăn chuối khi đói sẽ làm hàm lượng magie trong máu tăng đột ngột, làm mất sự cân bằng của tim mạch, tổn hại đến sức khỏe.

Ngoài ra, lượng vitamin C cao được đưa vào cơ thể lúc đói sẽ gây tổn thương đến dạ dày.

Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc và yêu thích của nhiều người. Loại củ này tốt cho đường điêu hóa, chứa nhiều tinh bột giống như gạo, tuy nhiên, bạn không nên ăn chúng khi đói. Khoai lang chứa nhiều tannin và chất nhựa, ăn khi đói sẽ kích thích tiết nhiều axit dạ dày, gây khó chịu, cồn cào. Ngoài ra, ăn khi đói, các chất trong khoai lang sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, tạo cảm giác đầy bụng, ợ chua. Ảnh minh họa: Internet

Dưa chuột và các loại rau tươi khác

Dưa chuột và rau tươi thường rất tốt cho cơ thể, ăn nhiều sẽ không sao, thậm chí còn giúp thức ăn tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, lúc bụng rỗng và lúc sáng sớm thì hoàn toàn không nên ăn vì chất axit animo trong rau tươi, dưa leo sẽ gây nên chứng ợ nóng, đầy hơi và đau bụng khiến cho bạn mệt mỏi và khó chịu trong người.

Thức ăn cay

Việc ăn các thức cay nhiều khả năng sẽ gây kích ứng hệ tiêu hóa. Thông thường, dạ dày bắt đầu tăng cường sản xuất dịch tiêu hóa trước bữa ăn. Khi bạn ăn thức ăn cay, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích và ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Các thực phẩm cay không thật sự gây ra các chứng ợ nóng hoặc loét dạ dày nhưng việc ăn cay thường xuyên có thể khiến cho hai triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn. Do đó, dù bạn có bị hấp dẫn bởi vị cay của thức ăn đến đâu chăng nữa thì cũng không nên ăn chúng thường xuyên, đặc biệt là khi đói bụng quá.

Lúc đói hoặc sáng sớm khi bạn chưa ăn gì vào bụng thì không nên ăn những món ngọt như kẹo, bánh ngọt, bánh gato,… vì chất đường trong những đồ ăn này sẽ làm lượng insulin tăng vọt, từ đó khiến tuyến tụy bị tăng áp lực khi vẫn còn đang chưa hoạt động ổn định. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bạn sẽ bị tiểu đường. Ảnh minh họa: Internet

Bánh gạo

Độ giòn của bánh thường khiến bạn cảm thấy món ăn vặt này thật ngon lành nhưng bánh gạo thật ra lại không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng hay tạo cảm giác no. Món ăn vặt này có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) cao, ở mức 82.

Theo một nghiên cứu, thực phẩm có chỉ số GI cao cung cấp nhiều năng lượng nhưng cuối cùng lại sẽ gây đói quá mức và khiến bạn ăn nhiều hơn. Do đó, bạn không nên ăn bánh gạo khi bụng đói để tránh nguy cơ ăn quá nhiều nhưng lại không mang đến giá trị dinh dưỡng nào.

Sushi

Sushi là một trong những lựa chọn bạn nên tránh xa dù thật sự có đói bụng quá nhiều đi chăng nữa. Trong sushi có thành phần chủ yếu là cơm trắng và không có chất xơ bão hòa nên thường sẽ nhanh được tiêu hóa.

Không những thế, bạn sẽ phải ăn sushi kèm với nước chấm nhưng trong thành phần nước chấm mặn lại chứa nhiều natri. Điều này sẽ khiến bạn nhầm lẫn cảm giác đói và khát nên lại càng đói hơn sau khi ăn.

Nước trái cây sẽ làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn chỉ có cảm giác no ngắn ngủi nhưng lại đói cồn cào không lâu sau đó. Không những thế, cam còn có thành phần rất giàu axit, nên có thể gây ợ nóng và làm trầm trọng hơn các triệu chứng trào ngược dạ dày. Ảnh minh họa: Internet

Sữa chua

Sữa chua tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên hạn chế ăn khi đói để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Ăn sữa chua lúc bụng rỗng sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, tiêu diệt các lợi khuẩn có trong sữa chua, giảm giá trị dinh dưỡng của loại đồ ăn này.

Đồ ngọt

Lúc đói hoặc sáng sớm khi bạn chưa ăn gì vào bụng thì không nên ăn những món ngọt như kẹo, bánh ngọt, bánh gato,… vì chất đường trong những đồ ăn này sẽ làm lượng insulin tăng vọt, từ đó khiến tuyến tụy bị tăng áp lực khi vẫn còn đang chưa hoạt động ổn định. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bạn sẽ bị tiểu đường.

 

Các thực phẩm cay không thật sự gây ra các chứng ợ nóng hoặc loét dạ dày nhưng việc ăn cay thường xuyên có thể khiến cho hai triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn. Do đó, dù bạn có bị hấp dẫn bởi vị cay của thức ăn đến đâu chăng nữa thì cũng không nên ăn chúng thường xuyên, đặc biệt là khi đói bụng quá. Ảnh minh họa: Internet
 
Nước uống có ga và nước uống lạnh

Có nhiều thông tin cho rằng sau khi thức dậy bạn nên uống 1 cốc nước lạnh sẽ giúp tỉnh ngủ, nhưng làm như vậy lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày. Bởi vì nước lạnh sẽ gây kích thích làm dạ dày co lại và gây ra các bệnh về tiêu hóa. Bạn chỉ nên uống nước ấm sau khi thức dậy thôi nha.

Nước uống có ga là thứ khiến nhiều trẻ em và người lớn yêu thích vì nó khiến chúng ta dễ tiêu sau khi ăn. Tuy nhiên, uống nước có ga lúc bụng đói và sáng sớm là không nên vì dù sao thành phần chính trong nước có ga cũng là đường, cơ thể sẽ không sản sinh đủ insulin để duy trì lượng đường trong máu dẫn đến đường trong máu tăng dễ gây ra các bệnh về mắt và bệnh béo phì.