Những dấu hiệu mẹ ít sữa sau sinh, cần biết để duy trì nguồn thức ăn cho con
Nội dung bài viết:
Cách nhận biết dấu hiệu mẹ ít sữa
Không có một định mức nào đo lường lượng sữa mẹ bao nhiêu là nhiều, bao nhiêu là ít. Điều đó tuỳ thuộc vào cơ địa của mẹ và nhu cầu của bé, nếu như lượng sữa mẹ không cung cấp đủ cho bé bú, duy trì và phát triển thì đó là dấu hiệu mẹ ít sữa.
Để có thể phát hiện bản thân mình ít sữa hay mất sữa thì mẹ kết hợp quan sát các dấu hiệu từ phía mẹ và phía bé. Cùng tìm hiểu các biểu hiện sau đây:
Bé chậm tăng cân và chiều cao
Vấn đề cân nặng là yếu tố hàng đầu quyết định tới việc sữa mẹ có cung cấp đủ cho bé hay không. Theo tiêu chuẩn phát triển của trẻ sơ sinh, một em bé khoẻ mạnh có tỷ lệ tăng trưởng như sau:
Bé sơ sinh – 3 tháng tăng 150 – 200 gram/tuần
Bé 3 tháng – 6 tháng tăng 100 – 150 gram/tuần
Bé 6 tháng – 12 tháng tăng 70 – 90 gram/tuần
Vì vậy, nếu như cân nặng của bé không tăng, thậm chí giảm hoặc tăng rất ít thì mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ mình không đủ sữa để cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Bé đi tiểu tiện không thường xuyên và đi ngoài ít
Đây là cách nhận biết dễ dàng mẹ có ít sữa hay không. Một em bé bú mẹ bình thường tè ít nhất 5 lần/ngày. Nước tiểu của bé phải trong, không có màu đục và mùi khai nồng.
Trường hợp ngược lại bé đi tiểu ít, nước tiểu đục, vàng đậm thì mẹ cần hết sức lưu ý là trẻ không được nhận đủ lượng sữa mẹ và có thể bé bị mất nước.
Sữa mẹ rất dễ tiêu thụ và hấp thu, vì vậy những trẻ bú sữa mẹ thường ít bị táo bón và đi ngoài dễ dàng hơn so với các trẻ bú sữa công thức. Nếu mẹ quan sát thấy số lần đi ngoài của con giảm xuống rõ rệt một cách bất thường thì có thể nghĩ tới nguyên nhân trẻ không bú đủ sữa mẹ.
Thời gian bé bú mẹ
Trong thực tế, mẹ thường cho bé bú bên vú từ khoảng 5-10 phút, khi thấy bé bú chậm lại thì đổi sang bên kia và bú tiếp khoảng 5-10 phút nữa. Nếu sau khi bú 2 bên vú mẹ xong mà bé nằm ngủ hoặc chơi ngoan trong vài tiếng thì chắc chắn là bé đã được bú no, đồng nghĩa với việc mẹ không bị ít sữa.
Do đó, nếu như thấy bé bú một bên vú trên 15 phút hoặc bé bú quá lâu, bú nhiều nhưng không có cữ nào no, hay quấy khóc thì chứng tỏ mẹ ít sữa sau sinh.
Đó là các biểu hiện khi quan sát ở bé, còn đối với mẹ, trong trường hợp mẹ ít sữa sẽ có dấu hiệu: Bầu vú nhỏ và mềm nhão, ngực không bị căng tức, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, chậm tiêu hay có cảm giác khó thở…
Khi thấy các dấu hiệu trên, mẹ tuyệt đối không được chủ quan và nhanh chóng tìm nguyên nhân vì sao mẹ ít sữa, mất sữa từ đó có cách phục chữa mất sữa nhanh chóng và sớm nhất.
Nguyên nhân khiến mẹ ít sữa
Đối với các mẹ bị ít sữa thật sự, có rất nhiều nguyên nhân đến tình trạng này. Mỗi nguyên nhân ít sữa lại cần những giải pháp khác nhau để giải quyết.
Hoạt động tiết sữa của mẹ bị ảnh hưởng và điều khiển bởi các hormone nội tiết tố như prolactin và oxytocin. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào của các hormone trên đều ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa mẹ.
Khi mẹ thiếu ngủ sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược dần, và kèm theo đó là hoạt động của tuyến vú và tuyến yên yếu dần, lượng sữa tiết ra cũng vì thế mà giảm dần.
Tương tự như thiếu ngủ, nếu trong thời gian cho con bú mà mẹ mệt mỏi hay stress quá mức cần thiết thì sẽ khiến cho kinh mạch trì trệ, khí huyết kém lưu thông, ảnh hưởng tới hoạt động tiết sữa dẫn đến sản lượng và chất lượng sữa ngày một kém đi.
Việc bú mẹ của bé là một trong những cách kích thích bầu vú hoạt động và tiết ra sữa hiệu quả nhất. Bởi vậy mà khi bé ít bú mẹ thì bầu vú cũng ít được kích thích nên lâu dần lượng sữa tiết ra cũng sẽ ít hơn.
Cho bé bú sai cách như chỉ bú một bên vú sẽ khiến bên còn lại hay bị tắc tia sữa và giảm khả năng tiết sữa.
Thiếu dinh dưỡng cho mẹ sau sinh sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, sức khoẻ lâu phục hồi và dần dần sẽ khiến lượng sữa tiết ra ngày một giảm. Hoặc mẹ đã ăn các thực phẩm gây ít sữa như lá lốt, bắp cải, bạc hà, cà phê, măng tươi,…
Một số loại thuốc ảnh hưởng đến sự sản xuất sữa mẹ và làm cho lượng sữa bị giảm
Giải pháp cải thiện tình trạng ít sữa
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Nếu có dấu hiệu mẹ ít sữa thì cần nhanh chóng tìm cách khắc phục để lượng sữa dồi dào trở lại:
Tăng cường cho bé bú thường xuyên: Dù mẹ ít sữa, thiếu sữa vẫn nên tích cực cho trẻ bú, chớ vội vàng cho trẻ ăn uống sữa công thức hay những loại thực phẩm khác. Lúc này, cơ thể sẽ nhận được tín hiệu để sản xuất nhiều sữa hơn.
Kích sữa, vắt sữa khi con không bú: Các mẹ nên kích sữa, vắt sữa khi không con con bú liên tục để kích thích cơ thể tạo sữa.
Cho trẻ bú đúng cách: Cho trẻ ngậm sâu cả quầng vú chứ không chỉ ngậm núm vú mẹ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kiểm tra xem ngực có bị đau khi cho trẻ bú không? Nếu có, thì mẹ nên chỉnh lại tư thế bú của trẻ cho đúng cách.
Giữ tinh thần bình tĩnh, vui vẻ: Nhiều mẹ bị mất bình tĩnh và lo lắng khi bỗng dưng lượng sữa bị giảm, điều đó càng khiến lượng sữa ít hơn. Một tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ có thể thúc đẩy cơ thể mẹ tăng phản xạ tiết sữa, giúp có đủ sữa cho bé bú.
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi cho mẹ khỏe mạnh: Các mẹ nên chú ý ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Cơ thể khỏe mạnh và phấn chấn sẽ giúp tạo sữa nhanh hơn.
Tích cực ăn đa dạng các món ăn lợi sữa: Các món ăn lợi sữa sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất và kích thích sữa về nhanh hơn. Một số món ăn lợi sữa hiệu quả như chân giò hầm đu đủ xanh, chân dê hầm lạc, canh rau ngót thịt bò, canh cua rau đay,…Các mẹ nên ăn đầy đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm lợi sữa này.
Mẹ nên uống đủ nước: Trong thời gian cho con bú, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để cơ thể có thể tiết sữa. Ngoài nước lọc, các mẹ nên uống thêm nước lợi sữa như chè vằng, nước lá đinh lăng, nước đậu đỏ,…Chúng có tác dụng gọi sữa về rất tốt.
Massage ngực: Với các mẹ càng ít sữa thì càng nên tranh thủ thời gian lúc nào rảnh rỗi massage ngực để kích thích sữa về nhiều hơn.Mẹ có thể thực hiện các động tác massage từ 6 – 8 lần/ngày.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc tây: Nếu mẹ có ý định sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc kháng sinh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi vì những loại thuốc này rất dễ gây ra tình trạng thiếu sữa, thậm chí là mất sữa.
Nắm vững các dấu hiệu mẹ ít sữa, mất sữa từ sớm sẽ giúp mẹ tìm được biện pháp khắc phục sớm, cải thiện nguồn sữa, luôn đảm bảo sữa về nhiều, giàu dinh dưỡng giúp bé yêu bú ngoan và phát triển toàn diện.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.