Bưởi là cây trồng rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Các bộ phận của loại cây này đều có những tác dụng khác nhau mà không phải ai cũng biết. Ngoài phần múi bưởi để ăn thì vỏ bưởi cũng được tận dụng một cách rất triệt để. Không chỉ để nấu nước gội đầu, vỏ bưởi cũng được nhiều người đun lên và uống với nhiều mục đích khác nhau. 

Ảnh minh họa: Internet
  1. Vỏ bưởi có chứa chất kiềm, nếu chấm ít muối rồi chà xát lên các vết bẩn trên đồ sơn mài, sẽ sạch bóng.
  2. Vỏ bưởi có thể tẩy vết bẩn trên mặt da nhân tạo ở giày da, dây nịt lưng...
  3. Vỏ bưởi 1 - 2 quả, thêm 2 ly nước để nấu, sau đó lấy nước để chà rửa các vật dụng trong nhà, sẽ giúp tẩy sạch các vết bẩn.
  4. Vỏ bưởi cắt hạt lựu, dùng mật ong hay đường cát trắng ngâm cho thấm, nửa tháng sau có thể làm nhân bánh bao ngọt, thơm ngon khoái khẩu.

Vỏ bưởi rửa sạch xắt nhuyễn, thêm đường cát trắng, chế thành tương sốt bưởi ăn như tương sốt cà.

  1. Vỏ bưởi rửa sạch xắt nhuyễn, thêm đường cát trắng, chế thành tương sốt bưởi ăn như tương sốt cà, với vị ngon khác thường.
  2. Khi chế biến các món thịt dê, cá,... nếu thêm vào một ít vỏ bưởi, có thể tẩy đi mùi tanh đặc trưng của những thức ăn này.
  3. Khi nướng thịt hay sườn, thêm vào vài lát vỏ bưởi, mùi vị sẽ tươi tắn mà không thấy quá béo ngậy.
  4. Khi nấu cháo, thêm vài lát vỏ bưởi, ăn sẽ có mùi thơm, thêm tác dụng giúp khai vị.
  5. Sát cạnh bếp lò nếu có đặt vài lát vỏ bưởi, dưới tác dụng phát tán, tinh dầu trong vỏ bưởi sẽ làm cả nhà thơm tho.
  6. Trong vỏ bưởi chứa nhiều vitamin C và tinh dầu thơm, sau khi phơi khô đem bỏ chung với trà, mùi vị thơm phức, sẽ có tác dụng thông mũi, miệng, đường tiêu hóa, gây sảng khoái.
  7. Vỏ bưởi nấu nước hay vắt ra nước để uống, giúp tỉnh rượu.

Vỏ bưởi nấu nước hay vắt ra nước để uống, giúp tỉnh rượu.

  1. Vỏ bưởi có công năng hóa đàm, trừ phong thấp, giảm huyết áp, là 1 loại dược thảo rất tốt. Sau khi rửa sạch phơi khô, dùng ngâm trong rượu trắng, sau 2 - 3 tuần có thể dùng, giúp thanh phế, tiêu đàm, thời gian ngâm càng lâu, tửu vị càng thơm nồng.
  2. Vỏ bưởi cùng gừng tươi xắt lát, thêm nước nấu chung, dùng trị nôn ói do dạ dày hàn lạnh.
  3. Vỏ bưởi tươi 12g (hay vỏ khô 6g) nấu nước uống, giúp trị táo bón.
  4. Vỏ bưởi nấu nước uống, giúp giải độc từ cá, cua.
  5. Vỏ bưởi tươi 30g, cam thảo 6g, cùng nấu nước uống, giúp trị viêm tuyến vú.
  6. Vỏ bưởi tươi phòng trị hôi miệng.
  7. Vỏ bưởi sau khi phơi khô, bỏ vào túi vải khâu kín, dùng nấu nước để tắm, bảo vệ làn da mịn màng, sáng đẹp.
  8. Muốn tóc mượt mà, giảm rụng và gàu. Hãy đun sôi một ít vỏ bưởi khô cùng 2 quả bồ kết bẻ nhỏ trong 1,5 lít-2 lít nước, để sôi khoảng 5-10 phút, chờ nước nguội rồi dùng gội đầu.

Muốn tóc mượt mà, giảm rụng và gàu. Hãy đun sôi một ít vỏ bưởi khô cùng 2 quả bồ kết bẻ nhỏ trong 1,5 lít-2 lít nước, để sôi khoảng 5-10 phút, chờ nước nguội rồi dùng gội đầu.

  1. Nếu bạn còn trẻ mà đã có dấu hiệu bị hói thì hãy dùng vỏ bưởi tươi xịt lên tóc, tinh dầu trong vỏ bưởi có tác dụng kích thích tóc mọc ra. Nếu thể trạng bạn phù hợp thì sẽ có cảm giác tóc dày lên rõ sau một thời gian. Mẹo này có thể giúp trị rụng tóc và thưa tóc, tránh bị hói.

Với tất cả công dụng mà vỏ bưởi mang lại chắc chắn sau khi dùng bưởi xong bạn không nên bỏ đi vỏ quả bưởi đúng không. Bạn nên phơi khô để bảo quản lâu hơn, nếu có tủ lạnh nên bảo quản tươi bằng cách đông đá.

Với những lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp thì đây xứng đáng là nguyên liệu cần có trong ngăn bếp nhà mình.