Nhập viện vì đại tiện ra máu, người phụ nữ bất ngờ khi biết lý do
Bà N.T.T. (49 tuổi, Yên Bái) đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng đại tiện ra máu đỏ tươi tái phát nhiều lần. Qua thăm khám, các bác sĩ khoa Tiêu hóa nhận thấy người bệnh có dấu hiệu suy kiệt, thiếu máu nhiều, phân nhầy máu mũi, từng đợt đại tiện có máu đỏ tươi và máu cục. Người bệnh ngay lập tức được truyền máu để ổn định sức khỏe.
Để xác định nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa, các bác sĩ đã tiến hành nội soi dạ dày - tá tràng và đại tràng. Kết quả cho thấy ở thành tá tràng có nhiều cá thể giun móc nhỏ bám chặt.
Đặc biệt, tại trực tràng và đại tràng là hàng trăm con giun tròn màu trắng bám vào niêm mạc, một số khu vực giun cuộn lại thành búi. Toàn bộ niêm mạc đại tràng người bệnh phù nề, xung huyết và có chỗ rỉ máu. Nhờ được phát hiện đúng nguyên nhân, sau 10 ngày điều trị, sức khoẻ của bà T. dần ổn định.
Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Thị Ánh Nguyệt, khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết việc giun xuất hiện và tạo thành từng búi bám chặt trong dạ dày, đại tràng của bệnh nhân là nguyên nhân chính gây chảy máu đường tiêu hóa và thiếu máu mạn tính.
Theo ước tính, mỗi ngày, một con giun móc có thể làm người bệnh mất đi khoảng 3 ml máu kèm theo những triệu chứng nguy hiểm như đại tiện ra máu, suy kiệt cơ thể...
Xuất huyết tiêu hóa do giun ký sinh trong lòng ruột không còn phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp nếu người dân không đảm bảo vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ.
Để để phòng giun sán, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thực hiện:
- Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ ăn cần được chế biến kỹ để loại trừ các mầm bệnh.
- Hạn chế ăn các đồ sống như gỏi cá, rau sống cần được rửa sạch trước khi ăn.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
- Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyệt đối không phóng uế bừa bãi.
- Ngoài ra hiện nay còn có xu hướng gia tăng các ca bệnh nhiễm giun đũa từ chó, mèo. Trong trường hợp gia đình nuôi chó mèo cần tẩy sạch giun cho vật nuôi theo định kỳ và đặc biệt lưu ý xử lý phân từ chúng, bởi đây là nguồn chứa trứng giun đũa.
- Khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, cần đến ngay những cơ sở ý tế chuyên sâu để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus...
Nước rửa bát có độc hại không?
Nước rửa bát có thể có các chất hóa học độc hại nếu sử dụng không đúng cách hoặc nếu...
6 điều cần làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim
Tăng tốc độ, đặt mục tiêu cụ thể, kết hợp bài tập thở hay hòa mình vào thiên nhiên là...
Những dấu hiệu phổ biến giúp phát hiện đột quỵ
Bước vào đợt rét đậm, trung bình mỗi ngày, một trung tâm y tế ở Quảng Ninh tiếp nhận khoảng...