Nhập viện sau khi tự nặn mụn ở mũi
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 cho biết bệnh nhân là ông L.V.T., 40 tuổi, ngụ Đồng Nai.
Trước khi nhập viện khoảng một tuần, ông T. thấy trên mũi có một nốt mụn kèm ngứa nên lấy tay nặn và mua thuốc uống. Sau 3 ngày uống thuốc không đỡ, người bệnh thấy mặt có dấu hiệu sưng phù, mụn mủ căng nhiều và nhức, lan toàn bộ mũi và vùng mặt phải.
Người đàn ông đến cơ sở y tế gần nhà điều trị 3 ngày tiếp theo, tuy nhiên, tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại, mặt và mí mắt sưng nhiều hơn. Lo lắng cho khuôn mặt của mình, ông T. đã đến phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đồng Nai 2 thăm khám.
Tại đây, bác sĩ thấy bệnh nhân bị tổn thương nặng vùng mũi má, tháp mũi bị viêm loét, có 3 lỗ rò mủ, da tháp mũi và xung quanh bầm tím, sưng căng vùng mũi má bên phải và mí mắt. Kết quả chẩn đoán cho thấy ông T. bị viêm áp xe tháp mũi lan vùng mũi má, hoại tử sụn, viêm mô tế bào vùng mặt.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đăng Lộng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, cho biết để điều trị cho bệnh nhân T., bác sĩ đã rạch dẫn lưu mủ, rửa ổ mủ, lượng mủ lấy ra khoảng 5 ml/ngày, vệ sinh vùng da tổn thương mỗi ngày. Song song với dẫn lưu, làm sạch vết thương, bệnh nhân được điều trị kháng sinh kết hợp liều cao.
Tuy nhiên, trong những ngày đầu điều trị, tình trạng của bệnh nhân không tiến triển, xuất hiện kháng kháng sinh, bác sĩ phải đổi thuốc và cho cấy mủ làm kháng sinh đồ.
Kết quả, bệnh nhân bị vi khuẩn tụ cầu gây áp xe kháng nhiều loại thuốc. Sau khi đánh giá lại và sử dụng phác đồ kháng sinh phù hợp, bệnh nhân T. đã có tiến triển tốt.
Sau 7 ngày điều trị, tình trạng bệnh thuyên giảm, hết mủ, hết sưng viêm vùng mặt, vùng da tổn thương tháp mũi đã hồng hào trở lại và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
“Ngoài ông T., bệnh viện đang điều trị cho 2 bệnh nhân tự nặn mụn dẫn đến bị viêm áp xe mũi. Trong đó, một bệnh nhân bị nhọt tiền đình mũi, gây áp xe cánh mũi trái, bệnh nhân còn lại bị áp xe cánh mũi phải và áp xe vách ngăn mũi”, bác sĩ Lộng nói.
Bác sĩ Lộng cho hay nhiều người bệnh còn quá chủ quan, nặn mụn không đúng cách và uống thuốc không theo toa của bác sĩ, điều này dẫn đến khối áp xe lan toả khá phức tạp. Bác sĩ Lộng khuyến cáo người dân không tự nặn mụn nếu thấy mụn có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ và đau, đặc biệt là vùng giữa mặt, vùng mũi.
Nếu mọi người tự nặn mụn khi mụn chưa gom (chưa già) cùng với bàn tay không sạch, sẽ đối diện nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nhẹ có thể viêm, áp xe tại chỗ, trường hợp nặng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch xoang hang trong não, dẫn đến hôn mê và nguy hiểm tính mạng.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.