Người tiểu đường có nên dùng chất tạo ngọt nhân tạo?
Trong xu hướng ăn uống lành mạnh hiện nay, nhiều người đã thay thế đường bằng chất tạo ngọt nhân tạo với mong muốn giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, liệu chất tạo ngọt nhân tạo có thực sự tốt hơn đường không.
Chất tạo ngọt nhân tạo ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Mặc dù được quảng cáo là tốt cho sức khỏe, chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn:
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Tăng khả năng kháng insulin: Chất tạo ngọt nhân tạo cũng có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, khiến cơ thể bạn khó điều chỉnh lượng đường trong máu hơn. Chất tạo ngọt có thể phá vỡ sức khỏe đường ruột, gây viêm, hội chứng ruột kích thích (IBS) và các vấn đề tiêu hóa lâu dài khác. Thậm chí, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và gây ra chứng đau đầu.
Tăng cân: Ngược với mong đợi, chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây tăng cân và béo phì. Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy cơ thể tích trữ mỡ.
Một số thực phẩm thay thế chất tạo ngọt
Thay vì phụ thuộc quá nhiều vào chất tạo ngọt nhân tạo, chúng ta nên áp dụng phương pháp cân bằng hơn:
Sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên (mật ong, siro cây phong...) với lượng vừa phải.
Ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, tự nhiên.
Chú ý đến cảm giác đói, tránh ăn quá nhiều.
Uống đủ nước.
Người tiểu đường có nên dùng chất tạo ngọt nhân tạo?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường nên hạn chế tối đa lượng đường, kể cả chất tạo ngọt nhân tạo. Nếu sử dụng, nên chọn loại từ thực vật như stevia hoặc đường quả la hán và chỉ nên dùng 1-2 khẩu phần mỗi ngày.
Chất tạo ngọt nhân tạo không phải là giải pháp hoàn hảo để thay thế đường. Nên ưu tiên chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng để bảo vệ sức khỏe.
Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ.
Nước rửa bát có độc hại không?
Nước rửa bát có thể có các chất hóa học độc hại nếu sử dụng không đúng cách hoặc nếu chúng chứa các thành phần không an toàn.
6 điều cần làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim
Tăng tốc độ, đặt mục tiêu cụ thể, kết hợp bài tập thở hay hòa mình vào thiên nhiên là một số bổ sung nhỏ bạn có thể làm trong khi đi bộ để có trái tim khỏe mạnh hơn.
Những dấu hiệu phổ biến giúp phát hiện đột quỵ
Bước vào đợt rét đậm, trung bình mỗi ngày, một trung tâm y tế ở Quảng Ninh tiếp nhận khoảng 5 bệnh nhân với các triệu chứng đau đầu, tăng huyết áp, yếu nửa người.