Người bị bệnh gút kiêng ăn gì để giảm các cơn đau và ổn định sức khỏe?
Bệnh gút (thống phong) là một dạng viêm khớp thường gặp ở nam giới. Theo thống kê, phần lớn nam giới uống quá nhiều rượu bia thường mắc căn bệnh này.
Nguyên nhân của bệnh gút là là rối loạn chuyển hóa purine làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại các khớp. Hiện nay, khoa học đã xác định được nguyên nhân sâu xa của gút là do “trục trặc” về 5 gen: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn.
Biểu hiện đặc trưng của gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Ở những giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục quanh khớp ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Nếu không điều trị kịp thời, gút sẽ dẫn đến nguy cơ tàn phế.
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh gút. Người bệnh cần có chế độ ăn kiêng khem khắt khe để có sức khỏe tốt và giảm các cơn đau.
Tuyệt đối không được ăn nội tạng động vật
Phần lớn, các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm và cholesterol nên không tốt với người mắc các chứng rối loạn chuyển hóa như: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân - béo phì,...
Đặc biệt, gan và cật là những bộ phận chứa nhiều chất béo và hoàn toàn không tốt cho người bệnh gút. Do đó, để có sức khỏe ổn định, người bị gút phải tuyệt đối tránh xa nội tạng động vật.
“Nói không” với hải sản
Hải sản là một trong những thực phẩm khiến tình trạng gút thêm trầm trọng. Vì hải sản chứa nhiều purine, khi đi vào cơ thể purine được chuyển hóa thành axit uric trong máu.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa bệnh gút tấn công, bạn không nên ăn quá nhiều thực phẩm này. Bác sĩ khuyên chỉ nên ăn hải sản 4-6 bữa mỗi tuần.
Các món ăn từ cá cơm
Cá rất tốt cho sức khỏe nhưng sẽ là “hung thần” của bệnh gút nếu có quá nhiều đạm. Một số loại cá bệnh nhân gút có thể ăn được. Tuy nhiên, cá cơm, cá trích, cá ngừ,… quá nhiều đạm sẽ không tốt cho người bị gút.
Thức uống có cồn
Khi uống bia, hàm lương axit uric trong cơ thể tăng làm cản trở sự đào thải purine ra khỏi cơ thể. Những người bị gút không nên uống rượu bia để hạn chế những cơn đau nhức.
Đồng thời, để ngăn ngừa gút, hạn chế uống rượu bia là một trong những việc hàng đầu cần phải làm.
Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ giàu purine – chất này khiến cholesterol tăng lên và ảnh hưởng rất xấu đến tình trạng gút. Ăn quá nhiều thịt đỏ, người bị gút sẽ bị những cơn đau nhức hành hạ. Lời khuyên tốt nhất cho bệnh nhân gút là chỉ nên ăn một ít thịt bò mỗi tuần.
Một số loại rau
Rau là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và được bác sĩ khuyên dùng trong bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, một số loại rau không tốt cho bệnh gút là: măng tây, cải bắp, rau chân vịt và nấm,... Nguyên nhân là chúng có chứa nhiều purine gây kích thích những cơn đau và làm tình trạng gút thêm trầm trọng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”