Vì sao trẻ bị sốt?

Ở trẻ nhỏ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân viêm làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để điều trị đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Các nguyên nhân thường gặp như:

Nhiễm trùng: Phần lớn trẻ bị sốt là do nhiễm trùng hoặc nhiễm một căn bệnh nào đó. Sốt là cách cơ thể chiến đấu với nhiễm trùng bằng việc kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.

Mọc răng: Việc mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ.

Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng.

Tiêu chảy: Khi trẻ có biểu hiện đi ngoài nhiều lần hơn ngày bình thường, phân lỏng, có mùi tanh kèm sốt thì khả năng trẻ đang bị các vấn đề về tiêu hoá.

Một số bệnh khác: Sốt có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết,… Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như: rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, ngủ li bì, vật vã hay hôn mê.

Cách nhận biết đơn giản khi trẻ sốt là trẻ thường có biểu hiện da đỏ, sờ người thấy nóng và cách chính xác nhất là cặp nhiệt độ cho trẻ. Ngoài ra, có thể trẻ sẽ kèm thêm các biểu hiện như mệt mỏi, lừ đừ, biếng ăn…

Dùng nhiệt kế để kiểm tra chính xác nhiệt độ cơ thể con, trên 37 độ C thì xác định là trẻ bị sốt - Ảnh minh họa: Internet

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt, bạn có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện. Nên và không nên làm gì khi bé bị sốt là thắc mắc của nhiều cha mẹ.

Cho trẻ uống nhiều nước

Sốt sẽ gây ra tình trạng mất nước vì vậy cha mẹ cần nhanh chóng bổ sung lượng nước cho con bằng nước trái cây, nước lọc, súp, cháo… cho trẻ tiếp tục bú mẹ và bú nhiều cữ hơn là cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sốt.

Làm gì khi trẻ bị sốt? Cho trẻ uống oresol để bù nước và bù điện giải, giúp trẻ thanh lọc cơ thể nhanh chóng hạ sốt và ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Lau mát người bằng nước ấm để hạ sốt

Một trong những cách hạ sốt cho trẻ đơn giản là lau mát cho bé bằng nước ấm theo từng bước. Đầu tiên, cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt hơi ráo rồi đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ.

Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể. Tiếp tục làm như vậy trong khoảng 30 - 45 phút cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường.

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng miếng dán hạ sốt để trẻ cảm thấy dễ chịu.

Làm gì khi bé bị sốt? Nhanh chóng hạ sốt bằng cách lau nước ấm cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Dùng thuốc hạ sốt

Do sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt từ 38 độ C trở lên. Trẻ sốt 39 độ C phải làm gì? Khi trẻ sốt cao, hãy sử dụng thuốc hạ sốt như sau:

Bạn cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu vẫn còn sốt. Bạn nên cho trẻ dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/ngày.

Nếu trẻ không uống được thuốc hạ sốt, cha mẹ có thể nhét hậu môn thuốc hạ sốt paracetamol liều 10mg/kg thể trọng/lần (6 tháng đến 1 tuổi: 1 viên 80mg; từ 1-5 tuổi: 1 viên 150mg).

Trẻ bị sốt trên 39 độ C mới phải uống thuốc hạ sốt - Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung vitamin C

Làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng? Mẹ cần tích cực bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Các loại nước trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt…

Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Cách hạ sốt nhanh cho trẻ là cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để cơ thể toả bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.

Hạ sốt bằng bài thuốc dân gian

Nếu bạn vẫn đang bối rối không biết phải làm gì khi bé sốt thì hãy tham khảo các cách hạ sốt bằng bài thuốc dân gian an toàn và hiệu quả dưới đây:

Giấm táo: Dùng 1 phần giấm táo pha với 2 phần nước. Sau đó, dùng khăn vải thấm dung dịch này, đặt trên trán và bụng hoặc cho thêm vào nước tắm.

Giấm táo là cách hạ sốt dân gian an toàn và hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Cỏ nhọ nồi: Chọn lá nhọ nồi rửa sạch, cho vào cối xay hoặc giã nhuyễn lọc kỹ lấy nước cho bé uống.

Rau diếp cá: Cho rau diếp cá đã giã nát cùng với 1 chén nước vo gạo vào nồi đun sôi, tiếp tục đun khoảng 20 phút cho rau diếp cá nhừ nát thì tắt bếp, để nguội rồi lọc nước cho con uống.

Lòng trắng trứng: Dùng 2 – 3 lòng trắng trứng đánh đều trong khoảng 1 phút. Lấy khăn thấm hỗn hợp đó và đắp lên lòng bàn chân. Đắp cho đến khi lòng trắng trứng khô lại thì thay khăn.

Chanh tươi: Cắt quả chanh làm nhiều lát mỏng rồi chà nhẹ lên trán, khuỷu tay, khuỷu chân và dọc sống lưng, sau đó lau lại người cho trẻ bằng nước ấm. Cách này thường được áp dụng đối với trẻ sốt cao 38 – 39 độ C. Tuyệt đối không vắt chanh vào miệng hoặc mắt trẻ để hạ sốt.

Không nên làm gì khi trẻ bị sốt

  • Không nên ủ ấm con quá mức, không mặc nhiều lớp quần áo khi trẻ bị sốt
  • Không dùng nước đá lạnh để lau hạ sốt cho trẻ.
  • Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt vì có thể gây tổn thương cho não.
  • Không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt. Việc vội vàng cho con uống thuốc hạ sốt ngay khi bé vừa sốt vô tình khiến cơ chế phòng vệ của cơ thể con không có cơ hội “đối mặt” với các tác nhân gây bệnh, ghi nhớ nó để hình thành cơ chế phòng vệ. Nếu bé sốt dưới 38,5 độ C, bạn chỉ cần áp dụng cách hạ sốt tại nhà và theo dõi chặt chẽ trong 1 -2 ngày.
  • Nếu con bị sốt có kèm co giật, bạn không nên dùng vật cứng để cạy miệng bé hay cố dùng sức ghì bé lại. Hãy cho con nằm nghiêng và theo dõi con chặt chẽ, để ý xem thời gian mỗi cơn co giật kéo dài bao lâu để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết.
Trẻ bị sốt sẽ khỏi sau 1 - 2 ngày nếu chăm sóc đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp cha mẹ tự chăm sóc, hạ sốt cho trẻ bằng các cách trên nhưng không có kết quả khả quan thì nên đưa con đến bệnh viện sớm nhất. Hãy đưa con đến bác sĩ nhi khoa nếu có các biểu hiện sau:

  • Sốt từ 40°C trở lên (hoặc sốt từ 38°C trở lên nếu bé dưới 3 tháng tuổi)
  • Sốt kéo dài hơn 72 giờ (hoặc hơn 24 giờ nếu bé dưới 2 tuổi)
  • Sốt kèm với những triệu chứng như cổ cứng, đau họng nhiều, đau tai, nổi ban hoặc đau đầu, bé bị sốt đi sốt lại.
  • Co giật
  • Bé rất mệt, đừ, không thích chơi đùa

Trên đây là các thông tin hữu ích nên và không nên làm gì khi bé bị sốt mà phụ huynh cần trang bị cho mình để bình tĩnh xử lý khi con nhỏ bị sốt, giúp con nhanh chóng khỏi bệnh và khoẻ mạnh.