Nội dung bài viết
Dấu hiệu đi ngoài của trẻ sơ sinh
Không có số liệu chính xác về số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh do mỗi bé sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc bé đang bú bình hoặc bú mẹ, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào khả năng hấp thụ dưỡng chất cho bé.
Với các bé bú sữa mẹ, mỗi ngày, bé sẽ đi đại tiện khoảng 5 – 6 lần, phân của bé thường mềm hoặc lỏng và có ít hạt trắng, cũng thường có màu vàng hoặc màu cam nhưng thỉnh thoảng có màu xanh lục nhạt.
Tuy nhiên, nếu bé 2 – 3 ngày mới đi ngoài 1 lần nhưng mẹ quan sát thấy phân vẫn vàng, mềm nhuyễn, có khi lẫn chút nước thì không cần phải lo lắng, bé vẫn khỏe mạnh và tăng cân tốt. Trong những tuần đầu tiên, bé có thể đi ngoài ngay trong lúc được mẹ cho bú.
Với các bé bú sữa công thức, số lần bé đi ngoài thường ít hơn các bé bú sữa mẹ, khoảng 1 – 3 lần/ ngày phụ thuộc loại sữa bé uống. Phân của bé bú sữa ngoài thường mềm, màu sắc tùy vào loại sữa của bé mà có thể chuyển đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu.
Làm thế nào để biết trẻ sơ sinh bị đi ngoài?
Một số dấu hiệu bất thường hệ tiêu hoá của trẻ mẹ có thể nhận biết được thông qua phân của bé để điều trị kịp thời. Dấu hiệu đi ngoài bất thường mẹ cần chú ý như sau:
- Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần hơn bình thường
- Phân của trẻ lỏng, có nhầy hoặc máu hoặc có mùi tanh.
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt biển cũng là biểu hiện con bị tiêu chảy
Tình trạng tiêu chảy có thể sẽ biến mất trong vòng 24 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh không thuyên giảm, thậm chí đi tiêu liên tục phân lỏng hơn 6 lần/ngày kèm biểu hiện sốt, nôn ói…hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều này giúp con tránh khả năng bị mất nước quá nhiều.
Nguyên nhân đi ngoài của trẻ sơ sinh
Trước khi tìm hiểu trẻ sơ sinh đi ngoài phải làm sao, cha mẹ hãy tìm hiểu một số nguyên nhân trẻ đi ngoài dưới đây sẽ giúp ích cho việc phòng ngừa bệnh:
Vi khuẩn: Do nhiễm khuẩn từ nguồn thức ăn, từ tay của bố mẹ.
Virus: Có nhiều loại virus gây bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, chủ yếu là virus rota – virus gây tiêu chảy cấp tính.
Trẻ bị bệnh đường ruột: Các vấn đề về tiêu hoá, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột… cũng là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ thay đổi: Nếu mẹ có thay đổi trong chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa khiến trẻ bị đi ngoài. Đối với một số trẻ khi bắt đầu chuyển qua chế độ ăn dặm cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài nhiều hơn.
Những cách điều trị cho trẻ sơ sinh đi ngoài
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài và cách xử lý như thế nào là vấn đề các bà mẹ rất quan tâm. Để không phải bị động trong cách điều trị cho trẻ, các mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau:
Bù nước
Điều quan trọng nhất trong quá trình chữa đi ngoài cho bé là phải bổ sung đầy đủ nước vì lúc này bé đang bị mất nước. Các biện pháp bù nước lúc này có thể là uống dung dịch oresol sau mỗi lần bé đi ngoài. Tuy nhiên bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được bác sĩ chỉ định liều lượng phù hợp.
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ
Sữa mẹ giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá và tăng sức đề kháng cho trẻ hỗ trợ bé phục hồi. Những bé bú sữa công thức có thể giảm lượng sữa công thức và tăng lượng sữa mẹ. Sữa mẹ chính là thực phẩm tốt nhất cho bé nếu chẳng may bé bị đi ngoài.
Bổ sung men vi sinh
Cho bé uống men vi sinh là cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh đơn giản bởi mẹ vi sinh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Mẹ nên chọn các loại men vi sinh chất lượng, các sản phẩm bác sĩ khuyên dùng.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Sữa mẹ là thức ăn chính cho trẻ khi trẻ bị đi ngoài. Lúc này mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường chất lượng sữa mẹ. Trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ nên ăn gì chắc chắn là câu hỏi của nhiều chị em.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chị em nên ăn những món ăn lành mạnh, ít béo, dễ hấp thu để trẻ nhanh khỏi bệnh. Các thực phẩm đó bao gồm: bánh mì, gạo, chuối, táo. Đặc biệt trong chuối có nhiều kali bù đắp chất điện giải cho trẻ.
Sữa chua: Trong sữa chua có các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn.
Các loại rau, củ: Khi bé bị tiêu chảy, bé cần được tăng cường các loại vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng chống chọi lại với bệnh tật
Uống nhiều nước: Khi bé sơ sinh bị đi ngoài, mẹ cần bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé bú nhiều hơn bình thường. Vì vậy mẹ cũng cần uống thêm nước để đảm bảo có đủ sữa cung cấp cho bé.
trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ kiêng ăn gì để tình trạng bệnh không trầm trọng hơn cũng rất quan trọng trong hỗ trợ trẻ nhanh khỏi bệnh. Các loại thực phẩm sau mẹ nên tránh xa:
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh: Các loại đồ ăn chưa chín, không vệ sinh sạch sẽ có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng có hại. Vì vậy mẹ cần tuyệt đối tránh ăn các loại thực phẩm này trong thời gian cho con bú.
Chất kích thích: Các loại đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá…cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Đồ ăn cay, nóng: Các món ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều chất bảo quản cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và có hại cho hệ tiêu hóa của bé. Để bé nhanh khỏi bệnh, mẹ nên hạn chế các loại đồ ăn này.
Loại bỏ ngay những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: Đậu phộng, hải sản…
Bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ hiệu quả
Khi bé bị tiêu chảy liên tục, mẹ có thể lấy một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên rồi nấu nước, sau đó thêm chút muối vào cho bé uống cũng có tác dụng cầm tiêu chảy rất nhanh.
Gạo lứt rang: Mẹ mua gạo lứt, lựa hạt gạo xấu ra, không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ rồi cho bé dùng dần.
Chuối tiêu xanh: Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy giảm bớt.
Ngoài những cách chữa bệnh khi trẻ sơ sinh đi ngoài trên đây, mẹ cần chủ động phòng ngừa tiêu chảy cho bé bằng cách: đảm bảo nguồn nước sạch, chế độ ăn dặm hợp vệ sinh cho bé; Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh phòng ốc, đồ chơi, bình sữa hoặc những đồ dùng khác của bé; Chủ động phòng bệnh tiêu chảy do virut Rota bằng cách cho trẻ uống vắc-xin.
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá và miễn dịch còn yếu vì vậy khi chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ cần chủ động quan sát các dấu hiệu bất thường của con để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn.