Phụ Nữ Sức Khỏe

Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ sốt virus tại nhà để con nhanh chóng khỏi bệnh

Sốt virus ở trẻ không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm phổi, truỵ tim, hôn mê… Cha mẹ cần cảnh giác để nhận biết và điều trị cho trẻ sớm.

Thời tiết cuối thu đầu đông là thời điểm thích hợp cho virus phát triển mạnh. Đặc biệt là trong những ngày qua, thường có tình trạng nắng mưa thất thường, trời nồm ẩm, các mầm bệnh cho trẻ em có cơ hội được bùng phát, trong đó có sốt virus.

Sốt virus là gì?

Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt cao - trên 37độ C, khi cặp nhiệt độ tại nách, khi cặp nhiệt độ ở hậu môn hoặc miệng, có thể tăng thêm 0,5 – 1 độ C. Sốt là phản ứng của hệ thống bảo vệ cơ thể trước các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Phản ứng này giúp cơ thể chúng ta ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh (thường là vi khuẩn và virus).

Sốt virus ở trẻ hay còn gọi là sốt siêu vi là tình trạng sốt do trẻ bị nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Có nhiều tác nhân gây sốt siêu vi, điển hình là Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm,...

sot virus o tre 1
Thời điểm giao mùa, virus dễ dàng tấn công cơ thể trẻ gây bệnh sốt virus - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân sốt virus ở trẻ là do sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên rất dễ bị virus xâm nhập khi tiếp xúc với người bệnh. Virus rất dễ lây từ người này sang người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng bùng phát thành dịch.

Biểu hiện trẻ bị sốt virus

Sốt virus ở trẻ có triệu chứng tương tự với một số bệnh khác nên cha mẹ cần phải chú ý theo dõi bệnh của bé để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Dấu hiệu trẻ bị sốt virus như sau:

Sốt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thân nhiệt cơ thể bé trên 38,5 độ C hoặc có khi tăng cao lên 40 – 41 độ C.

Đau đầu: Sốt virus sẽ khiến bé bị đau đầu, choáng váng đầu óc, nhức đầu mệt mỏi. Ngoài ra bé cũng có thể bị đau nhức toàn cơ thể.

Viêm đường hô hấp: Sốt virus cũng gây ra viêm họng, ho, sổ mũi, hắt hơi liên tục.

Nôn: Hiện tượng nôn có thể xảy ra sau khi bé ăn hoặc bé cũng thể bị nôn khan.

Khát nước: Bé sẽ có cảm giác miệng đắng, cổ họng khô, thèm uống nước và chán ăn.

Phát ban: Sau 2-3 ngày sau khi sốt, da bé có thể bị nổi những nốt ban nhỏ li ti.

Viêm hạch: Đầu, cổ có thể xuất hiện hạch do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Rối loạn tiêu hóa: Bé có thể bị tiêu chảy khi bị sốt virus.

sot virus o tre 2
Trẻ sốt virus thường mệt mỏi, sốt từng cơn, quấy khóc - Ảnh minh họa: Internet

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn với dấu hiệu đặc trưng: sốt cao theo từng cơn, co giật, hôn mê và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu? Sau 16 đến 48 giờ kể từ khi bị nhiễm virus, bé sẽ có những triệu chứng bệnh đầu tiên. Bệnh sẽ thuyên giảm và hết hẳn sau 5 – 7 ngày điều trị. Vì vậy, khi phát hiện con mình bị sốt virus, cha mẹ nên cho con nghỉ học ở nhà để nghỉ ngơi cũng như tránh tình trạng lây bệnh cho trẻ khác.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt virus tại nhà

Điều khiến các bậc phụ huynh lo lắng nhất khi trẻ bị sốt virus đó là thân nhiệt khó hạ. Thông thường, ngay sau khi uống thuốc hạ sốt, thân nhiệt trẻ có thể giảm, nhưng chỉ thời gian ngắn sau là các bé lại sốt cao trở lại.

Lúc này, nhiều cha mẹ vội vã cho con dùng kháng sinh, mà không biết rằng việc này khiến cơ thể trẻ mệt mỏi hơn do kháng sinh không có tác dụng với virus. Tình trạng dùng kháng sinh bừa bãi sẽ khiến bệnh của trẻ lâu khỏi hơn và khó chữa hơn ở những lần mắc bệnh sau.

Cách điều trị cho trẻ sốt virus ở nhà đó là hạ thân nhiệt tránh trẻ sốt cao co giật và giúp trẻ tăng sức đề kháng. Theo đó, để điều trị có hiệu quả các bậc phụ huynh hãy làm theo hướng dẫn sau:

Theo dõi nhiệt độ

Bạn có thể đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn của trẻ. Nếu kiểm tra nhiệt độ ở nách, cha mẹ phải cho bé kẹp nhiệt kế tối thiểu 3 phút. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ C. Ví dụ nếu nhiệt kế ghi 38 độ C thì thân nhiệt thực sự của trẻ là khoảng 38,4 độ C.

sot virus o tre 3
Cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên để có biện pháp hạ sốt kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Hạ sốt

Không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt. Việc vội vàng cho con uống thuốc hạ sốt ngay khi bé vừa sốt vô tình khiến cơ chế phòng vệ của cơ thể con không có cơ hội “đối mặt” với các tác nhân gây bệnh, ghi nhớ nó để hình thành cơ chế phòng vệ.

Nếu bé sốt dưới 38, 5 độ C chúng ta có thể chườm nước ấm cho bé để hạ nhiệt cơ thể. Đầu tiên, cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt hơi ráo rồi đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể. 

Nếu bé sốt trên 38,5 độ C thì cần dùng thuốc hạ sốt paracetamol để tránh trường hợp trẻ sốt cao co giật. Bạn cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu vẫn còn sốt. Bạn nên cho trẻ dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/ngày.

sot virus o tre 4
Mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 39 độ C và phải uống đúng liều lượng - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý mẹ không cho trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng thuốc hạ sốt nếu như không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Cho trẻ mặc đồ thoải mái, thông thoáng để cơ thể thoát bớt nhiệt giúp trẻ hạ sốt, không ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ.

Bù nước và điện giải

Sốt cao có thể khiến bé bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Mẹ cần đảm bảo con uống đủ nước, đối với các bé bú mẹ chúng ta có thể tăng tần suất bú, đối với các bé lớn hơn có thể cho con uống Oresol để bù nước và điện giải.

Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Khi trẻ bị sốt virus mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo. Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để bé có thể ăn được nhiều hơn. Đồng thời nên bổ sung vào chế độ ăn của bé các loại rau, củ quả để tăng cường sức đề kháng.

sot virus o tre 5
Bổ sung nước cam vào thực đơn hằng ngày cho bé để tăng cường vitamin C - Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh sạch sẽ

Tắm rửa hoặc lau người sạch sẽ cho bé trong phòng ấm, kín gió. Đồng thời mẹ nên nhỏ mũi, mắt cho bé bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Sốt virus có nên truyền nước không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, việc truyền dịch không có tác dụng hạ sốt, chỉ nên truyền dịch khi trẻ có thêm dấu hiệu tiêu chảy hoặc nôn dẫn đến việc cơ thể không bù được chất điện giải. Nên bổ sung nước cho trẻ bằng con đường ăn uống vẫn khoa học và hiệu quả hơn.

sot virus o tre 6
Trẻ bị sốt virus cần được nghỉ ngơi nhiều để mau chóng hồi phục sức khoẻ - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý: Nếu như bé được điều trị tại nhà sau 5 ngày nhưng các biểu hiện sốt cao, nôn ói vẫn không thuyên giảm, xuất hiện co giật… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế nhi khoa để được điều trị đúng đắn.

Sốt virus ở trẻ là bệnh dễ lây lan vì vậy cha mẹ nên cho trẻ mang khẩu trang khi đến những nơi đông người, chú ý giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát để ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

Các bậc phụ huynh cần chủ động trong việc phòng và điều trị bệnh cho bé yêu, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

An Nhiên

Tin liên quan

Sốt phát ban ở trẻ em: Khi nào cần đưa bé đi bác sĩ?

Sốt phát ban là bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh sốt phát ban ở trẻ...

Ngộ độc thuốc hạ sốt: Bác sĩ chỉ cách sử dụng thuốc này như thế nào?

Tại Phú Thọ, trường hợp một cháu bé bị ngộ độc acetaminophen nặng vì được cho thuốc theo liều người...

Cho bé ăn trái cây thay rau, liệu có ổn?

Bé nhà tôi không chịu ăn rau nhưng rất thích ăn trái cây, tôi thử cho bé ăn nhiều trái...

Dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu: 3 món cháo bài thuốc tuyệt hay mẹ cần biết

Trong dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu, các món cháo bài thuốc có nhiều tác dụng rất cần được bố...

Những dấu hiệu nhận biết trẻ thông minh mẹ cần biết để bồi dưỡng đúng lúc

Không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu con mình có...

Các sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhiều mẹ mắc phải

Cho trẻ uống sữa bằng bình, ăn dặm quá sớm, rung lắc bé là những thói quen phổ biến của...

Bé thường xuyên bị ho, đây là điều bác sĩ khuyên cha mẹ nên làm

Bé bị ho là một trong những hiện tượng thường gặp giai đoạn đầu đời. Cha mẹ cần hiểu rõ...

Tin mới nhất

Cận cảnh tình trạng nước cạn đáy, gần 200 tấn cá chết thối, nổi trắng hồ Sông Mây

4 giờ trước

Giá xăng tăng tiến sát 25.000 đồng/lít kể từ chiều ngày 2/5/2024

4 giờ trước

Thử thách tìm 5 quả dứa trong căn phòng cổ điển: Nếu làm được chứng tỏ bạn có kĩ năng...

4 giờ trước

Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu trò mời nước pha thuốc an thần khiến nạn nhân mê man rồi...

4 giờ trước

Mất việc, bị bỏ rơi giữa đèo Hải Vân, đôi nam nữ gặp điều bất ngờ giữa đêm tối

4 giờ trước

Người phụ nữ bị vu oan bán 500 nghìn/ 3 quả dứa: “Ở quê người ta bảo tôi tham, bán...

4 giờ trước

Lưu luyến Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024

7 giờ trước

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Vàng SJC có thể giảm sâu sau kỳ nghỉ lễ

11 giờ trước

Sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’, hàng chục triệu người dân miền Bắc mừng ‘rơi nước mắt’ đón tin...

11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình