Nấc cụt thường xảy ra khi bạn ăn hoặc uống thức ăn quá nhanh. Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết còn có điều gì đó kỳ lạ hơn về nấc cụt, nguyên nhân là do cơ hoành co thắt khiến thanh môn đột ngột đóng lại và tạo ra âm thanh đặc trưng khi bạn cố gắng thở. 

Thông thường, quá trình là tốt và nó chỉ là một sự khó chịu có thể tự trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng: "Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm". Trang thông tin sức khỏe "Activebit" đã giới thiệu 5 dấu hiệu sức khỏe mà nấc cụt thông báo cho bạn.

1. Chức năng thận suy giảm

Theo một nghiên cứu tại Mayo Clinic (Hoa Kỳ), những cơn nấc cụt kéo dài ám chỉ một số vấn đề về trao đổi chấ trong đó có suy thận. Khi thận không hoạt động được, các chất thải độc hại sẽ tích tụ trong cơ thể từ đó gây khó chịu ở cơ hoành và tạo ra cơn nấc cụt. Đặc biệt, nếu da xanh xao, khát nước liên tục, co cứng cơ thì rất có thể bạn đã mắc bệnh thận.

2. Nguy cơ bị đột quỵ.

Hầu như không ai nghĩ rằng nấc cụt lại liên quan đến đột quỵ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại trung tâm y tế đại học Bang Ohio, nấc cụt là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ, đặc biệt là ở phụ nữ. Trong một nghiên cứu trên 1.000 phụ nữ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ 10 người thì có một người bị nấc cục và đau ngực là dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ.

 3. Dấu hiệu đang mang thai

Nghe có vẻ kỳ lạ khi cơn nấc cụt kéo dài là dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ nhận thấy nấc cụt là dấu hiệu đầu tiên họ cảm thấy có gì đó khác thường và đi khám. Các chuyên gia tin rằng các triệu chứng phát sinh khi mang thai thông thường như thay đổi nội tiết tố, lo lắng và các triệu chứng phổ biến khi mang thai, chẳng hạn như trào ngược axit, gây ra nấc cụt. Tất nhiên, không phải trường hợp nấc cụt nào cũng là đang mang thai nên bạn cần đi kiểm tra để chính xác hơn.

4. Hệ thần kinh có thể bị tổn thương 

Theo các nhà nghiên cứu tại viện y tế quốc gia, nấc cụt lâu ngày có liên quan đến tổn thương hệ thần kinh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tổn thương dây thần kinh phế vị gây ra nấc cụt. Bất kỳ điều kiện nào cản trở chức năng thần kinh dọc theo đường dẫn của ngực, cổ họng hoặc bụng đều có thể gây ra nấc cụt. Ví dụ điển hình là viêm amidan hoặc một chất kích thích hoặc tắc nghẽn do khối u hoặc chấn thương gây ra.

5. Bệnh trào ngược axit

Nấc cụt do thức ăn mắc kẹt trong cổ họng hoặc buồn nôn có thể là dấu hiệu của chứng trào ngược axit trong dạ dày. Trào ngược axit là một vấn đề về đường tiêu hóa thường gây kích ứng cơ hoành, dẫn đến chứng ợ chua và đầy hơi khó chịu. Nếu bạn bị nấc cụt lâu ngày cùng với cảm giác nóng rát ở dạ dày, cổ họng hoặc ngực, bạn có thể cần phải kiểm tra xem có bị bệnh trào ngược axit hay không.