Ăn thịt là chìa khóa để hấp thụ được protein chất lượng cao. Tuy nhiên, ăn thịt quá thường xuyên hoặc quá nhiều có thể làm tăng mức cholesterol, vì vậy nếu bạn bị cao huyết áp hoặc mỡ máu cao mà có thói quen ăn thịt thường xuyên hoặc quá nhiều thì đây sẽ là điều đáng lo ngại. 

Vậy tại sao chúng ta không lựa chọn loại thực phẩm khác để hạn chế việc ăn thịt nhưng vẫn duy trì được mức cholesterol và đầy đủ protein. Nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên ăn yến mạch nhiều hơn. Yến mạch giúp ích gì cho sức khỏe của chúng ta? Có thể kết hợp được với các loại thực phẩm nào khác? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Yến mạch giàu beta-glucan giúp làm giảm cholesterol

Ảnh minh họa

Yến mạch có hàm lượng protein nhiều hơn gấp đôi so với gạo và ít chất béo hơn so với protein động vật. 13-20% trong yến mạch là chất xơ, trong đó 4-5% là beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan trong thực phẩm. Beta-glucan giúp giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong cơ thể, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và ung thư trực tràng. 

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng ăn yến mạch nguyên hạt và yến mạch nguyên cám (oat bran) trong 4-12 tuần sẽ làm giảm tổng lượng cholesterol từ 2,5~11,5% và cholesterol LDL từ 4,2~11,8%. Từ kết quả tích cực này, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kết luận rằng beta-glucan là “chất dinh dưỡng có thể giúp ích cho sức khỏe tim mạch nếu tiêu thụ 3g trở lên mỗi ngày”.

Có thể kết hợp với sữa, dứa và nấm hương

Ảnh minh họa

Yến mạch phù hợp với nhiều loại nguyên liệu thực phẩm. Các loại thực phẩm tiêu biểu phù hợp nhất với yến mạch bao gồm dứa và nấm đông cô. Dứa rất giàu khoáng chất và mangan, vì vậy dùng chung với yến mạch sẽ làm tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể. Nấm hương phơi khô rất giàu vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi trong yến mạch.

Ảnh minh họa

Đưa yến mạch và sữa vào chế độ ăn kiêng cũng rất tốt. Beta glucan trong yến mạch làm tăng khối lượng và cảm giác no khi trộn với sữa. Trộn yến mạch với cơm cũng rất tốt. Ngay cả khi chỉ trộn 20-30% yến mạch với gạo, nó cũng có tác dụng cải thiện hoạt động chống oxy hóa của beta-glucan trong gạo.