"Tại sao trông bạn lại mệt mỏi vậy, hôm qua làm việc nhiều quá hả?" Đây là câu hỏi chúng ta thường nghe thấy trong cuộc sống hằng ngày. Mặc dù nghỉ ngơi đầy đủ nhưng tại sao lại trông thấy mệt mỏi như vậy nhỉ? Trang web y tế và sức khỏe MD của Mỹ giới thiệu 10 lý do khiến bản thân mệt mỏi.
1. Thiếu ngủ
Người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày. Việc ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và sức khỏe. Không sử dụng máy tính xách tay, điện thoại di động, TV,...trong phòng ngủ và đặt ưu tiên hàng đầu cho việc ngủ.
2. Hội chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngáy được cho là nguyên nhân có thể khiến bạn ngừng thở khi ngủ. Mỗi lần như vậy sẽ khiến bạn thúc giấc mà bản thân không nhận ra điều này. Ngay cả khi bạn đã ngủ 8 tiếng, thời gian ngủ thực tế của bạn vẫn phải ngắn. Bạn cần giảm cân và bỏ thuốc lá để thoát khỏi chứng ngưng thở.
3. Chế độ ăn không cân bằng
Nếu bạn ăn quá ít hoặc ăn thức ăn không tốt thì sẽ cảm thấy mệt mỏi. Bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng có thể giữ lượng đường trong máu ở mức phù hợp và loại bỏ mệt mỏi. Đảm bảo bữa ăn sáng có chứa đầy đủ protein và carbohydrate phức hợp.
4. Uống quá nhiều caffeine
Nếu sử dụng caffeine ở mức độ vừa phải sẽ giúp duy trì sự tập trung và căng thẳng. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều caffeine sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng caffeine quá mức có thể dẫn đến mệt mỏi.
5. Thiếu máu
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến phụ nữ mệt mỏi. Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể luôn trong tình trạng thiếu sắt do hành kinh. Để ngăn ngừa thiếu máu, bạn nên bổ sung sắt và thực phẩm giàu sắt chẳng hạn như thịt nạc, gan, động vật có vỏ và đậu.
6. Chứng trầm cảm
Trầm cảm gây ra một số triệu chứng về thể chất cũng như rối loạn tâm lý. Mệt mỏi, nhức đầu và chán ăn là những triệu chứng điển hình nên được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
7. Suy giảm chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể. Nếu chức năng tuyến giáp của bạn thấp, cơ thể có thể dễ dàng mệt mỏi và tăng cân. Nếu hormone tuyến giáp không đủ, bạn có thể được kê đơn các loại hormone tổng hợp để hỗ trợ.
8. Bệnh tiểu đường
Máu của bệnh nhân đái tháo đường chứa rất nhiều đường. Đường phải đi vào tế bào cơ thể và được chuyển hóa thành năng lượng nhưng điều đó không hiệu quả. Do đó, dù ăn nhiều nhưng cơ thể cũng không sinh ra năng lượng. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn.
9. Bệnh tim
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi ngay cả với những công việc nhẹ nhàng như dọn dẹp nhà cửa, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Bạn cần phải đến bệnh viện để tham khảo ý kiến của bác sĩ.
10. Chứng mất nước
Mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị mất nước. Khi bạn khát, nghĩa là bạn đã bị mất nước. Uống ít nhất hai cốc nước mỗi giờ và bổ sung thêm nước trước khi hoạt động thể chất.