Một số người sốt xuất huyết nặng phải trả số tiền 'khủng' vì không có BHYT
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 7-11, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lan - trưởng khoa nội B Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - cho biết ê kíp các bác sĩ khoa cấp cứu - hồi sức tích cực chống độc người lớn và khoa nội B vừa điều trị thành công bệnh nhân N.T.M.P. (33 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) mắc sốt xuất huyết Dengue nặng với tổng chi phí điều trị hơn 260 triệu đồng.
Cách đây gần một tháng, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mắc sốt xuất huyết mức độ rất nặng, gan đã tổn thương, suy hô hấp...
Tại khoa cấp cứu - hồi sức tích cực chống độc người lớn, bệnh nhân phải thở máy, truyền máu, dùng kháng sinh...
Hơn hai tuần điều trị tích cực tại khoa cấp cứu - hồi sức tích cực chống độc người lớn, tình trạng bệnh nhân được cải thiện và được chuyển về khoa nội B để tiếp tục điều trị. Sau gần một tháng điều trị, bệnh nhân đã hồi phục, chức năng thận đã cải thiện, ăn uống tốt và đã xuất viện trong hôm nay 7-11.
Bác sĩ Lan cho biết thêm do bệnh nhân đã dùng nhiều kỹ thuật cao, phương pháp điều trị đặc hiệu và thời gian điều trị kéo dài nên tổng chi phí lên đến hơn 260 triệu đồng, thế nhưng bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế (BHYT) nên phải tự chi trả toàn bộ số tiền này.
"Bệnh nhân không có BHYT. Với chi phí điều trị lớn như vầy là gánh nặng của gia đình khi không có khả năng chi trả. Bệnh viện đã liên hệ phòng công tác xã hội của bệnh viện, kêu gọi mạnh thường quân... để hỗ trợ người bệnh", bác sĩ Lan nói.
Cũng trong khoảng thời gian này, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân L.T.K. (22 tuổi, ngụ Vĩnh Long) bị sốc sốt xuất huyết, suy gan và thận. Các bác sĩ đã chống sốc cho bệnh nhân, truyền máu, thay huyết tương... Tương tự với trường hợp chị P., anh K. cũng không có BHYT nên gia đình phải tự chi trả hoàn toàn với số tiền khoảng 140 triệu đồng.
Qua những trường hợp trên, theo bác sĩ Lan, người dân nên chủ động mua BHYT và chú ý mốc thời gian thẻ BHYT có hiệu lực, tránh trường hợp thẻ hết hạn mà không biết. Khi có BHYT, người bệnh sẽ giảm gánh nặng chi phí điều trị nếu không may mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nặng với thời gian nằm viện điều trị kéo dài.
Theo báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hiện có khoảng 75% số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn. Có những trường hợp đến bệnh viện trễ khiến gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời.
Trước dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn còn lưu hành, ngành y tế khuyến cáo người dân khi có dấu hiệu sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục, cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc/bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện. Khi người bệnh cần hạ sốt thì càng cần phải theo dõi sát dấu hiệu chuyển nặng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....