Sự kiện này đã được thông báo cho Hệ thống cảnh báo và Ứng phó sớm của Liên minh châu Âu (EWRS) cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo Quy định Y tế Quốc tế (IHR 2005) vào ngày 6 tháng 11 năm 2019.
WHO đánh giá chưa có tài liệu nào cho thấy sự lây truyền qua đường tình dục trong nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới), do đó con đường lây truyền sốt xuất huyết qua đường tình dục có thể xảy ra này là một bất thường. Tuy nhiên, đã có một số bằng chứng trong các tài liệu cho thấy virus sốt xuất huyết (DENV) có thể có trong tinh dịch của nam giới bị nhiễm bệnh hoặc trong dịch tiết âm đạo của phụ nữ bị nhiễm bệnh.
Còn theo Academic: Trong một nghiên cứu tinh dịch thu được từ các bệnh nhân nam mắc bệnh sốt xuất huyết được phòng thí nghiệm xác nhận đã được công bố vào đầu năm 2018, các tác giả chỉ thu nhận thông tin về 5 bệnh nhân tại một bệnh viện ở Singapore. Tinh dịch được thu thập vào khoảng thời gian trung bình là 5 ngày sau khi bắt đầu sốt (khoảng 3–6 ngày). Tuy nhiên, DENV không được phát hiện bằng PCR trong bất kỳ tinh dịch nào, cho thấy không có DENV tiết vào tinh dịch.
Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết
Virus Dengue lây truyền qua muỗi đốt chủ yếu là muỗi cái Aedes aegypti. Loài muỗi này được gọi là kẻ ăn ngày, thường đi "ăn" (đốt người) thường vào sáng sớm và chiều muộn. Muỗi bị nhiễm bệnh khi đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm virus. Sau khoảng 1 tuần, muỗi mang mầm bệnh đó có thể lây truyền virus Dengue khi đốt người khác. Muỗi có thể bay ở độ cao 400 mét để tìm nơi chứa nước để đẻ trứng và những nơi này thường gần nơi sinh sống của người.
Virus Dengue không thể tự lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, một người bị nhiễm và đang mắc sốt xuất huyết Dengue có thể lây truyền cho các loại muỗi khác. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt mà loài muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Qua vết đốt, virus từ tuyến nước bọt của muỗi sẽ vào máu người rồi gây bệnh sốt xuất huyết.
Lời khuyên của WHO
Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết; tuy nhiên, phương pháp tiếp cận kịp thời, phát hiện ca bệnh, quan sát bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào của bệnh sốt xuất huyết nặng và xử trí ca bệnh là những yếu tố quan trọng cần quan tâm để ngăn ngừa bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết. Sự chậm trễ trong việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế thường liên quan đến tử vong.