Đó chính là rau đắng đất!

Rau đắng đất, là một loài cây thân thảo, có tên khoa học là Glinus oppositifolius (L.) A. DC. Syn, Mollugo oppositifolia L. Rau đắng sinh trưởng nhiều ở vùng nhiệt đới châu Á, từ Ấn Độ đến Malaysia, Campuchia, Việt Nam và đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam, một số địa phương còn gọi loại rau này là rau đắng lá vòng, thường mọc dại rất nhiều ở vườn nhà hay ven đường đi. 

Trong nhân dân rau đắng đất thường được dùng để chế biến thức ăn hay làm thuốc sắc uống chữa bệnh. Trong Y học cổ truyền, rau đắng đất được xem là một cây thuốc nam quý được sử dụng chữa viêm gan, làm mát gan, tiêu độc cho cơ thể.

Ảnh minh họa: Internet

Lợi ích sức khỏe của rau đắng đất 

Có thể sử dụng toàn cây rau đắng đất từ rễ, thân, lá hoa để chế biến món ăn hay dùng làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là một số tác dụng của rau đắng đất khi được tiêu thụ đúng mức, an toàn:

Tác dụng dược lý: Rau đắng đất có tác dụng kiện vị, sát trùng, nhuận tràng. Có thể điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa hoặc bệnh đường tiết niệu. 

Tính vi, công năng: Toàn cây rau đắng đất có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu, nhuận gan, hạ nhiệt. 

Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý khi dùng rau đắng đất

Rau đắng đất thường được chế biến thành các món ăn, cũng được sử dụng giúp điều trị một số bệnh lý nhưng vẫn cần lưu ý tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc chuyên gia để có thể sử dụng đúng liều lượng, an toàn, hiệu quả. Không nên lạm dụng rau đắng đất, nhất là các trường hợp có vấn đề về sức khỏe. 

Ảnh minh họa: Internet

Các món ăn với rau đắng đất

Rau đắng đất nấu canh: Rau chùm bao thể nấu với canh tép hoặc thịt bằm. Món canh thanh đạm, ít chất béo rất phù hợp cho mùa hè này. 

Rau đắng đất luộc: Ngâm, rửa sạch rau đắng đất với nước muối pha loãng. Rồi rửa sạch bằng nước sạch, để ráo nước trước khi luộc. Lưu ý luộc trong nồi nhiều nước, nước ngập mặt rau để rau khi luộc chín có màu xanh tươi, đẹp mắt.