Món rau khoái khẩu của dân nhậu chống bệnh tim mạch, phòng ung thư
Rau muống có lẽ là loại rau phổ biến hàng đầu trong mâm cơm Việt cũng như trên bàn nhậu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, giống cây quen thuộc này đã được đánh giá là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất thế giới.
Đáng chú ý, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các loại rau màu xanh thẫm như rau muống... chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate được chứng minh là có vai trò mạnh mẽ trong giảm quá trình oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra, chất xơ trong rau muống lại có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch và giảm cholesterol.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt… nên ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của loại rau này:
Phòng chống ung thư
Rau muống với 13 loại hợp chất chống oxy hóa khác nhau là một thực phẩm lành mạnh có thể ngăn ngừa ung thư. Những chất này có thể loại bỏ các gốc tự do gây hại khỏi cơ thể, từ đó cản trở quá trình nhân lên của các tế bào ung thư. Đặc biệt, rau muống rất hiệu quả trong hỗ trợ ngăn ngừa ung thư trực tràng, dạ dày, ung thư da và ung thư vú.
"Thuốc quý" cho hệ tiêu hóa
Để tránh táo bón, bạn nên ăn nhiều rau, đặc biệt là rau muống. Loại rau này giàu vitamin và chất xơ, rất quan trọng và cần thiết cho sự hoạt động trơn tru của hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng các món ăn chế biến từ rau muống tốt hơn là không nên ăn sau 8 tiếng kể từ khi nấu chín vì sẽ chứa những chất axít oxalic, gây hại cho dạ dày.
Tăng cường miễn dịch
Nếu thường xuyên bị sốt hoặc dễ bị ốm, điều đó có nghĩa là hệ miễn dịch của bạn khá kém. Rau muống có thể "nâng cấp" hệ miễn dịch nhờ chứa các vitamin B1, B2, B3 và B6, làm phục hồi các tế bào cơ thể. Bạn có thể ăn ít nhất 4 lần một tuần để có hệ miễn dịch khỏe hơn.
Chống lại bệnh tim
Rau muống chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu như: vitamin A, C và hàm lượng cao beta-carotene. Những chất này hoạt động như chất chống oxy hóa làm giảm các gốc tự do trong cơ thể, do đó có thể ngăn cholesterol bị oxy hóa dính vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn động mạch. Bên cạnh đó, folate trong rau muống giúp chuyển hóa một chất hóa học nguy hiểm có tên là homocysteine. Đây là chất nếu ở trong cơ thể với hàm lượng cao có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Không những thế, rau muống giàu magie là khoáng chất có thể làm giảm huyết áp và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim.
Lưu ý khi chọn mua và chế biến rau muống
Để mua được rau muống tươi ngon, bạn nên mua những bó rau có cọng nhỏ, khi ngắt cuống thì thấy có vết nhựa loãng.
Không chọn những bó rau cọng quá to, bẻ quá giòn, lá màu xanh sẫm và trông bóng, mướt quá mức vì rau này dùng nhiều đạm, phân bón lá, nếu ăn sẽ ảnh hưởng sức khỏe.
Trước khi nấu, bạn nên rửa rau với nước sạch nhiều lần để loại bỏ hóa chất, đất bẩn trên rau. Nếu thấy nổi nhiều bong bóng khi rửa thì không nên dùng nữa vì rau có nguy cơ bị nhiễm hóa chất.
Ngoài ra, có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”