Món ăn phòng chống sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Phương pháp trị liệu sỏi tiết niệu có hai nhóm: phẫu thuật (bao gồm cả tán sỏi ngoài cơ thể) và dùng thuốc. Nhưng dù sử dụng phương thức nào đi nữa thì vấn đề hỗ trợ trị liệu và dự phòng tái phát bằng ăn uống vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng, trong đó có việc sử dụng các món ăn - bài thuốc theo kinh nghiệm của y học cổ truyền. Xin được dẫn ra một số ví dụ cụ thể để độc giả tham khảo và vận dụng.
Bài 1: bàng quang lợn 2 cái, tam thất bột 10g. Bàng quang lợn rửa sạch, hầm lửa nhỏ trong 2 giờ, sau đó thái miếng, chấm với bột tam thất, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: hoá ứ chỉ huyết, dùng rất tốt cho trường hợp sỏi tiết niệu gây đái ra máu.
Bài 2: ốc đồng 1 bát, rượu trắng 3 bát. Ốc làm sạch, xào chín rồi đổ rượu vào đun nhỏ lửa, cô lại còn chừng 1 bát, uống mỗi ngày 5ml. Công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, bài thạch.
Bài 3: kim tiền thảo 30g, sắc lấy nước rồi ninh với 90g ý dĩ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng lợi niệu, bài thạch, thông lâm.
Bài 4: đậu xanh 60g, xa tiền tử (đựng trong túi vải) 30g, hai vị đem nấu chín bằng nồi đất rồi ăn. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm.
Bài 5: bầu tươi 1 quả, mật ong lượng vừa đủ. Bầu gọt vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi hoà với mật ong, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: lợi niệu bài thạch.
Bài 6: khế tươi 5 quả, mật ong lượng vừa đủ. Khế rửa sạch, thái miếng rồi cho vào nồi sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát, hoà mật ong chia uống 2 lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, đặc biệt tốt với sỏi bàng quang, viêm bàng quang.
Bài 7: râu ngô 50g rửa sạch, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hoá thạch.
Bài 8: vỏ bí xanh 60g, râu ngô 60g, vỏ quả cau 30g. Tất cả rửa sạch, sắc với 4 bát nước lấy còn 1 bát, hoà thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi niệu, hoá thạch.
Các món ăn - bài thuốc nêu trên đều rất đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm và dễ dùng. Để đạt được hiệu quả, cần chú ý sử dụng kiên trì và thường xuyên.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...