Mì ăn liền

Ăn mì thường xuyên mỗi sáng sẽ tạo áp lực tiêu hóa cho dạ dày. Ảnh minh họa: Internet

Giờ đây, mì ăn liền đã không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Những gói mì dễ dàng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là ngon, gọn, rẻ và là món ăn cứu cánh của những người bận rộn. Tuy nhiên, có một sự thật là mì ăn liền không tốt chút nào cho cơ thể chúng ta. Bởi để tạo ra một gói mì ăn liền đã phải trải qua quy trình chiên rán, nén và sấy khô nhiều lần.

Do đó, ăn mì thường xuyên mỗi sáng sẽ tạo áp lực tiêu hóa cho dạ dày. Chưa dừng lại đó, những chất phụ gia được thêm vào bên trong gói mì có thể tiềm ẩn nguy cơ tăng cân, béo phì, tích thêm nhiều mỡ ở bụng, đùi và chân, thậm chí là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư cho cơ thể.

Sữa chua

Nếu ăn sữa chua khi bụng đang đói, có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Những tưởng sữa chua chứa lợi khuẩn thì có thể ăn bất kỳ lúc nào cũng tốt, tuy nhiên đây lại là một cách nghĩ sai lầm. Bởi nếu ăn sữa chua sai cách, sai thời điểm có thể gây tác dụng phụ cực nguy hiểm.

Nếu ăn sữa chua khi bụng đang đói, có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày, vi khuẩn axit lactic sống dễ bị tiêu diệt và làm giảm ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe, gây tác dụng ngược cho quá trình giảm cân.

Sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành khi bụng đang đói sẽ làm cơ thể không thể hấp thụ được hoàn toàn chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa: Internet

Tương tự như sữa chua, sữa đậu nành cũng có thể khiến bạn tăng cân vù vù nếu ăn sai cách và sai thời điểm. Theo đó, đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống sữa đậu nành khi bụng đang đói sẽ làm cơ thể không thể hấp thụ được hoàn toàn chất dinh dưỡng. Thay vào đó, chúng sẽ chuyển hóa nhiệt của cơ thể, thậm chí nguồn protein bên trong sữa cũng không phát huy tác dụng. Mà trái lại đó, sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể trong một thời gian dài, gây ra sự tích tụ chất béo và làm bạn tăng cân.