Mỡ máu nguy hiểm: Chỉ số nào cảnh báo bạn tăng mỡ máu?
Chỉ người béo mới thừa mỡ máu
Người gầy như móc treo quần áo, bà Đỗ Thị Thanh (54 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ khi đi khám sức khoẻ bác sĩ cho biết bà bị mỡ máu cao quá ngưỡng cho phép 6,8 mmol/l và phải uống thuốc giảm mỡ máu đồng thời ăn uống lành mạnh, giảm chất béo.
Bà Thanh cho biết trước có đi khám sức khoẻ nhưng mỡ máu lúc nào cũng thấp không đáng lo nên bà yên tâm. Hơn nữa, bà Thanh lại gầy gò, chỉ có 43 kg, bà nghĩ rằng mỡ máu chẳng khi nào gõ cửa đến cơ thể mảnh mai của mình.
Khi đến viện, bà Thanh chứng kiến nhiều người chỉ 35 – 40 tuổi, gầy xanh xao cũng chịu chung số phận tăng mỡ máu.
Chị Bùi Thị Tú Anh (39 tuổi, Nguyễn Tuân, Hà Nội) cho biết chị đi khám bệnh mỗi năm một lần và từ 7,8 năm nay lúc nào chị cũng có chỉ số mỡ máu cao. Chị Tú Anh phải điều trị mỡ máu và thay đổi lối sống. Trước kia, ai cũng nghĩ chỉ béo, nhiều tuổi mới bị mỡ máu nhưng hiện nay thì hoàn toàn ngược lại, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị tăng mỡ máu.
Giáo sư Phạm Gia Khải – nguyên Chủ tịch hội tim mạch Việt Nam cũng cho biết không chỉ người trẻ mà kể cả những người ăn chay trường cũng bị mỡ máu. Có những người gầy gò, đi khám tăng mỡ máu ban đầu họ không tin vì mình ăn chay, không ăn thịt động vật thì khó có thể tăng mỡ máu.
Hay như trường hợp của ông Nguyễn Văn Phức (56 tuổi, Cẩm Phả, Quảng Ninh), ông cho rằng mình chỉ ăn cơm, rau, cá rất ít khi ăn thịt nhưng không hiểu sao đi khám mỡ máu lại tăng cao.
Giáo sư Khải cho biết quan niệm chỉ người béo phì, ăn nhiều thịt động vật, ăn đồ chiên rán nhiều mới bị rối loạn mỡ máu là hoàn toàn sai lầm. Những người ăn ít đồ dầu mỡ, ăn chay trường vẫn bị rối loạn mỡ máu bình thường. Cholesterol là thành phần chính cấu tạo nên mỡ máu không chỉ có ở mỡ động vật mà có cả ở tôm cua. Lượng cholesterol trong cơ thể chỉ có 20% từ thực phẩm và 80% do cơ thể tự tổng hợp.
Nếu những người có tế bào tiếp nhận cholesterol bị suy yếu, không chịu đẩy các cholesterol vào các mô và cơ quan khác thì cholesterol vẫn ở lại trong máu làm tăng mỡ máu.
Theo Giáo sư Khải, tăng mỡ máu là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh tim mạch đặc biệt là bệnh lý nhồi máu cơ tim, nhồi máu não có thể gây tử vong nhanh chóng. Mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số là liên quan đến xơ vữa động mạch. Điều đáng chú ý bệnh lý này ngày càng trẻ hoá và không có dấu hiệu nào cảnh báo mỡ máu tăng.
Thông thường, người ta chỉ phát hiện ra mình bị tăng mỡ máu khi đi khám sức khoẻ tổng quát làm xét nghiệm tổng phân tích máu. Khi đi khám, chỉ số Cholesteron toàn phần khoảng 240 mg/Dl hoặc 6,2 mmol/l là dấu hiệu cảnh báo bị tăng mỡ máu cần chú ý điều trị. Chỉ số này ở mức dưới 5,1 mmol/l tương đương với 200 mg/Dl mới nằm trong chỉ số an toàn.
Chỉ số nào báo bạn bị mỡ máu?
HDL Cholesterol (tốt) ở mức dưới 40 mg/dL tương đương 1,0 mmol/L, ở nam giới và dưới 50 mg/dL (1,3 mmol/L), nữ giới là mức an toàn còn chỉ số này cao hơn và mang tính bảo vệ cơ thể bạn trước các nguy cơ tim mạch.
Còn chỉ số LDL Cholesterol (xấu) dưới 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L) là chỉ số tốt, chỉ số xét nghiệm LDL là 160 - 189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L) chỉ số tăng mỡ máu nguy hiểm còn trên 190 mg/dL (4,9 mmol/L) là chỉ số cực kỳ nguy hiểm.
Chỉ số Triglyceride an toàn là dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L), các mức trên đều nằm trong ngưỡng tăng và tăng cao phải có sự điều chỉnh, thậm chí phải sử dụng thuốc tiêu mỡ máu.
Mỡ máu tăng gây ra cái chết cho hàng triệu người. Tuy nhiên nó vẫn có những yếu tố có thể thay đổi được đã được chứng minh rõ là: Chế độ ăn uống, cân nặng, tập thể dục, phơi nhiễm (hút) thuốc lá...
Do vậy, bạn cần tuân thủ: Chế độ ăn uống khỏe mạnh, hợp lý, tập thể dục đều đặn và loại bỏ các thói quen có hại: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu...
Để phòng tăng mỡ máu, giáo sư Khải khuyên nên ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày).
Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô...), uống sữa không béo.
Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da, cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần, đậu và đậu Hà lan, các loại hạt (số lượng hạn chế 4 - 5 lần/tuần).
Sử dụng dầu thực vật không bão hòa như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…
Hạn chế ăn mỡ động vật, ngũ tạng, các chất béo bão hoà, lòng đỏ trứng, thịt vịt, ngỗng nuôi công nghiệp, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....