Mẹo khắc phục tình trạng mất ngủ ở bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Khi mang thai, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ, giàu chất dinh dưỡng thì một giấc ngủ ngon, nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng đối với bà bầu. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ hay khó ngủ lại thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng giữa thai kỳ. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi về nội tiết tố cũng như chế độ sinh hoạt và ăn uống nên dễ dẫn đến chứng mất ngủ.
Nếu tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ. Đặc biệt, là chứng biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, nhức đầu sẽ dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm. Do vậy, nếu mắc chứng mất ngủ trong suốt 3 tháng giữa thai kỳ, các mẹ nên áp dụng một số phương pháp đơn giản sau đây để giúp cải thiện giấc ngủ.
Sinh hoạt lành mạnh, có kế hoạch
Thói quen ngủ tốt sẽ khiến mẹ bầu tránh được tình trạng mất ngủ trong suốt thời gian mang thai. Theo đó, mẹ bầu nên ngủ với tư thế nằm nghiêng và tuân thủ theo một kế hoạch nghỉ ngơi đúng cách, như ngủ đúng giờ, không để tivi trong phòng ngủ...
Chỉ nên ngủ từ 1 - 2 tiếng vào ban ngày để tránh tình trạng khó ngủ vào ban đêm. Đồng thời, điều này cũng giúp mẹ bầu tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn, giảm triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ mang thai.
Luôn giữ tâm trạng thoải mái, thư gian, tránh căng thẳng và lo lắng trong quá trình mang thai.
Chế độ dinh dưỡng
Các thực phẩm như: Chuối, các loại hạt, trứng, đậu rang, quả anh đào, củ và hạt sen, dưa bở, khoai lang, khoai tây, quả bơ,... đều hạn chế tình trạng mất ngủ rất tốt.
Không nên ăn quá no, ăn tối trước khi ngủ khoảng 2 - 3 giờ để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn, giúp giấc ngủ ngon hơn.
Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám.
Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm rãi và nhai kỹ để dạ dày không phải hoạt động quá mức, tránh trường hợp ợ nóng. Đồng thời, không ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, đồ ngọt hay các thực phẩm chứa chất kích thích như: Cà phê, trà, socola, bia, rượu vào ban đêm.
Trường hợp mẹ bầu hay bị hạ đường huyết thì nên bổ sung các thực phẩm như sữa, hạt hạnh nhân, mè hoặc các món ăn nhẹ vào buổi tối.
Hạn chế uống nước trước khi ngủ nếu mẹ bầu mắc chứng tiểu đêm.
Thay đổi tư thế khi ngủ
Nên nằm nghiêng về phía bên trái khi ngủ để cung cấp lượng máu đến thai nhi tốt nhất. Cần lưu ý, không nên nằm ngửa vì thai nhi sẽ không được cung cấp đủ oxy. Cũng không được nằm sấp vì thai nhi quá lớn và gây nguy hiểm cho thai nhi.
Nên sử dụng những loại gối chuyên dùng cho bà bầu, chèn gối mền và mỏng để kê bụng sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn. Đồng thời, nằm nệm cứng sẽ giúp nâng cao giấc ngủ vào ban đêm, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu vào sáng hôm sau.
Tập luyện thể dục, thể thao
Thường xuyên tập thể dục không chỉ tốt cho việc lưu thông khí huyết mà còn giảm được căng thẳng, lo âu ở bà bầu. Điều này cũng hộ trợ rất tốt cho giấc ngủ vào ban đêm.
Tập những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng dành cho bà bầu, tập yoga hay chạy bộ hàng ngày sẽ đôi chân hạn chế bị chuột rút.
Tuyệt đối không tập thể dục trước khi ngủ bởi lúc này cơ thể có thể tiết ra một số chất có thể gây mất ngủ. Vì vậy, bà bầu chỉ nên đi dạo, tắm nước ấm hoặc uống một ly sữa ấm trước 15 phút để thư giãn nhẹ trước khi đi ngủ.
Ngâm chân bằng nước ấm, gừng và muối sẽ giúp các mạch máu lưu thông và dễ ngủ hơn.
Trường hợp chân bị tê, chân sưng phù thì hãy bổ sung thêm canxi và massage chân thường xuyên.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.